Phật từng nói cuộc đời là bể khổ, mang phận con người sống trong cuộc đời này không ai có thể tránh được nỗi khổ đau đó. Chúng ta có thể than khổ vì nhiều điều, nhưng ít ai có thể trả lời được câu hỏi điều đau khổ nhất trong cuộc đời mình là gì. Sống ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, sự việc khác nhau, chúng ta lại có những nỗi khổ đau muộn phiền riêng. Vậy tóm lại điều gì mới là khổ nhất?

Hiểu như thế nào về khổ đau?

Khổ đau là trạng thái tâm lý trái ngược lại với sự vui vẻ, thường xuất hiện khi ta bất mãn, không toại nguyện, không đạt được những gì mình mong muốn, hoặc bị vương vào những rắc rối, bệnh tật, oan trái….mọi trạng thái tiêu cực của con người chính là đau khổ.

Vì sao nói chúng ta không thể tránh được cái khổ đó? Vì mỗi người khi có thân là có bệnh, là có sự khổ đau, không ai tránh được sự khổ về thân xác, vì quy luật sinh – lão – bệnh – tử luôn luôn đúng trong cuộc đời mình. Có thể nói sự khổ vì thân, bệnh tật là điều không tránh nổi, là cái vô thường không đáng sợ. Đáng sợ nhất chính là sự vô minh qua nhiều đời, không phân biệt được thật giả đúng sai, phải trái, tốt xấu.

Chúng ta nhìn thấy những cảnh khổ trên đời của người khác và cho rằng chắc hẳn họ rất khổ đau, nhưng nếu như họ đã quen với sự thống khổ đó thì mọi việc với họ rất bình thường. Cũng như việc một người đang có đôi mắt sáng, sẽ không bao giờ có được cảm xúc như người đang bị mù được chữa sáng mắt, tất cả những điều đó được quy định bởi sự tác động của tâm lý.

Một chúng sinh mang thân phận con người trong đời sống, họ phải trải qua biết bao niềm khổ, có bao nỗi khổ đau vây lấy người đó, như người ta vẫn nói mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh. Sự khổ đau vốn là cái tồn tại song hành với cuộc sống này và chúng ta khó mà có thể kể hết sự khổ đau đó.

Loading...

Khổ đau của con người chia làm hai phần là tâm và thân, thân là nỗi đau khổ về thể xác, có thể chữa trị được, chỉ có cái tâm – sự đau khổ tinh thần thì mới nan giải với bất kỳ ai.

Điều gì là khổ đau nhất?

Khi được hỏi về điều này, mỗi người sẽ có những câu trả lời khác nhau cho vấn đề này, người thì bảo khổ đau nhất là không được ăn no, sự thèm khát đó làm con người ta khó chịu và khổ. Có người lại bảo khổ nhất là lúc tức giận, oán thù một ai đó khiến cho tâm ta mêt mỏi. Có người lại cho rằng khổ nhất chính là lúc mình đối mặt với những loài cầm thú hung tợn, có nguy cơ mất đi mạng sống. Nhưng suy cho cùng thì những nỗi đau khổ, lo sợ đó xuất phát từ tiền kiếp của chúng ta từng làm gì, từng như thế nào, thì kiếp này chúng ta mới lo sợ những nỗi niềm đó.  Và mỗi một sự khổ đó đều mới chỉ là một góc của vấn đề.

Sinh khổ

Quy luật sinh lão bệnh tử làm con người khổ, nhưng không ai có thể chối cãi và chống lại quy luật đó. Cứ bảo rằng mới sinh ra biết gì đâu mà khổ, nhưng không biết khổ sao ta khóc? Khóc là biết khổ đau. Đời người thường hay gặp khổ nhiều hơn vui, ấy vậy phật bảo sinh khổ đâu có sai. Có chăng phút giây bạn cảm thấy vui vẻ hạnh phúc, chính là do những yếu tố của ngoại cảnh cuộc sống làm ta u mê, làm ta bị cuốn vào những thú vui say sưa đó, để tạm quên đi những khổ đau.

Sinh khổ ý nói đến nỗi khổ khi ta được hình thành và sinh ra. Khi còn trong bụng mẹ mẹ ăn nóng uống lạnh gì vào thai nhi cũng biết được, sống trong môi trường ẩm ướt, ấy vậy sinh ra mới cất tiếng khóc đầu tiên để chào đời. Khi chào đời cũng là lúc chúng ta tiếp xúc với môi trường ngoài bụng mẹ, những tác nhân xấu gây bệnh.

Sau khi trưởng thành và bước ra đời sống xã hội, chúng ta lại tiếp xúc với bao mối quan hệ phức tạp của xã hội, lại vương vào mình những khổ đau, cám dỗ khác liên quan đến thể xác và tinh thần.

Càng già đi càng khổ đau

Tuổi trẻ chúng ta đối mặt với sự khổ đau, về già cũng không tránh được sự khổ đau đó. Về già chúng ta đối mặt với biết bao khổ đau, bệnh tật dày vò, chân tay yêu tớ, mắt mờ răng rụng….lúc này chúng ta cũng không thể có được sự minh mẫn như trước, nhớ nhớ quên quên. Ai rồi cũng phải trải qua giai đoan khổ đau này.

Khổ vì thân bệnh hành hạ

Như đã nói, con người bao gồm phần thân và phần hồn, phần thân sẽ là nơi gánh chịu những bệnh tật, đau đớn về thể xác. Có người mắc những bệnh nhẹ, nhưng có người bị những chứng bệnh nan y hành hạ. Từ thân bệnh lại sinh ra tâm bệnh, lo lắng bất an, muộn phiền.

Cái chết khiến chúng ta khổ

Cái chết luôn là cái không được con người chuẩn bị, nên bao giờ cũng có thái độ hoảng hốt khi nó ập đến cận kề, chúng ta đau đớn quằn quại, đó cũng là một cái khổ. Chết đi rồi con người sẽ không biết đi về đâu, cũng chẳng mấy ai có được cái chết nhẹ nhàng thanh thản, mà đa phần toàn bị bệnh tật hành hạ cho đến đau đớn tột cùng mà chết đi.

Sự chia xa khiến ta đau khổ

Sinh ly tử biệt cũng khiến con người khổ đau, chẳng vui vẻ gì khi đang đoàn tụ sum vầy, vợ chồng đang vui vẻ, anh em đang gần kề lại phải chia xa. Sự chia ra phân ra sinh ly và tử biệt. Sinh ly ta càng dễ thấy trong hoàn cảnh chiến tranh, vợ chồng, con cái xa lìa, còn tử biệt chính là cái chết chia đôi ngả đường.

Oán ghét mà phải gặp

Khi ta ghét bỏ một ai mà ngày nào cũng phải gặp người đó, thà rằng người lạ còn lúc này lúc kia, khổ nhất là người quen ghét nhau, người trong nhà bất đồng mà lúc nào cũng phải gặp nhau, không muốn nói chuyện mà vẫn phải mở lời. Chính sự thù ghét, khó chịu với người khác đó lại quay lại làm chính tâm hồn mình nặng nề và khổ đau, thậm chí còn gây nên những khổ đau cho người xung quanh mình.

Nguyện cầu bất thành khổ

Ai ai sống trong cuộc đời này cũng có những mong ước, nguyện cầu, nhưng cần phải biết được điểm dừng của mình. Những nguyện cầu nếu đạt được ai cùng hạnh phúc và sẽ đau khổ nếu không được toại nguyện.

Nói chung sự khổ đau là cái tồn tại mà ai ai cũng biết đến nó, quan trọng chính là chúng ta biết tìm cách làm mình hạnh phúc, vui vẻ để giảm đi sự khổ đau đó.

Loading...