Thôi miên không có gì là thần bí cả. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta thì hiện tượng này diễn ra rất thường xuyên và có thể nói chúng ta đã dùng nó trong trạng thái vô thức. Ví dụ như ta muốn làm cho người khác chú ý hay muốn thuyết phục người, muốn buôn bán thuận lợi thì chắc chắn chúng ta thường dùng thuật thôi miên. Đây là thuật thôi miên ở khái niệm rộng. Như vậy, thuật thôi miên không chỉ giới hạn trong kỹ thuật thôi miên năm phút như sách vở đã ghi chép mà nó đa dạng vô cùng và chỉ khác nhau ở trình độ hay kỹ thuật mà thôi.

Chúng ta tự thôi miên bản thân nhiều lần trong ngày

Chúng ta tự thôi miên bản thân nhiều lần trong ngày, nhưng bản thân ta không biết điều đó. Bất cứ khi nào chúng ta không hoàn toàn ý thức được điều gì đang xảy ra hay mình đang trải nghiệm điều gì và tại sao lại như vậy thì lúc đó chúng ta đang trải qua một hình thức của sự tự thôi miên. Nó là một trạng thái tự nhiên, vì vậy tin tốt là ta có thể học cách sử dụng nó. Thôi miên cho phép chúng ta tìm thấy khía cạnh này của những niềm tin và suy nghĩ của chúng ta và kiểm soát chúng khác đi.

Thôi miên không chỉ ở rất gần chúng ta và nó thậm chí ở đâu cũng có

Chỉ cần để ý là có thể phát hiện trong cuộc sống, khắp nơi đều có thôi miên, từ quảng cáo siêu thị giảm giá xả hàng đến chương trình mua sắm trên tivi hay giới thiệu đồ điện gia dụng. Tất cả những hiện tượng mà chúng ta nhìn thấy thường ngày từ góc độ tâm lý học. Chẳng lạ lùng chút nào khi những kích thích đơn điệu lặp đi lặp lại đều khơi dậy thôi miên ở những mức độ khác nhau bởi vì chúng ta chịu ám thị của hoàn cảnh xung quanh, nên từ vô thức nảy sinh hành vi và tâm lý tương ứng với những ám thị đó. Giới tâm lý học gọi chuyên ngành nghiên cứu thôi miên tâm lý là lập trình ngôn ngữ tư duy tư tưởng trung tâm của nó là thông qua thay đổi tâm trạng của người khác, hình thành thôi miên đối với tâm lý đạt đến hiệu quả thay đổi tư tưởng và hành vi của người khác.

Thôi miên và y học

Từ rất lâu thôi miên đã được sử dụng như một cách thức giúp con người kiểm soát những thói quen xấu. Các nhà thôi miên sẽ bắt đầu hướng sự tập trung của bạn đến những thói quen này và thông qua đó lập trình lại tiềm thức của bạn nhằm đảo ngược chúng. Thông thường, họ sẽ kết nối những thói quen này với một hình ảnh tởm lợm nào đó. Một ứng dụng khác của thôi miên trong y học đó là việc sử dụng thôi miên nhằm mục đích giảm đau. Nguyên lý của phương pháp này dựa trên ý tưởng cơ thể và tâm trí gắn bó chặt chẽ với nhau như một thể thống nhất. Khi tiềm thức của bạn cho rằng bạn hoàn toàn không đau đớn hoặc hơn thế nữa khi nó được giải thoát khỏi bệnh tật đang dày vò cơ thể bạn thì chắc chắn bạn sẽ thực sự cảm nhận thấy sự thay đổi. Có rất nhiều bằng chứng thực tế ủng hộ ý tưởng này. Sử dụng thôi miên thay vì bất cứ loại thuốc giảm đau nào khác. Vô số những bệnh nhân ung thư đã tham gia vào các chương trình thôi miên và bản thân họ đều thấy rằng nó mang lại hiệu quả đáng kể giúp họ chống lại những đau đớn đến từ bệnh tật hay thuốc men.

Thôi miên và công cuộc phòng chống tội phạm

Lại là những hình ảnh quen thuộc khi một chuyên gia thôi miên sử dụng những kỹ năng của mình giúp một nhân chứng nào đó cố gắng nhớ lại những hình ảnh trong quá khứ. Những mớ thông tin hỗn độn hay những ký ức bị dồn nén và trong số đó, thứ duy nhất bạn cần đến là một gương mặt, một cái tên hay một chi tiết nào đó thứ sẽ giúp bạn phá được vụ án đang đi vào bế tắc.Tuy nhiên, những thông tin này chỉ được phép sử dụng như những thứ mang tính chất tham khảo. Độ nhiễu hay sự sai lệch của thông tin làm cho nó hoàn toàn chẳng có bất giá trị pháp lý nào. Bạn không thể sử dụng một cái tên bất chợt nảy ra trong quá trình thôi miên để tống một ai đó vào tù.

Loading...

Chúng ta có thể thấy thuật thôi miên như là trợ thủ đắc lực trong cuộc sống và nó có thể vận dụng rộng rãi. Ngày nay càng nghiên cứu thôi miên sâu sắc hơn, nhất định sẽ phát hiện nhiều tác dụng để giúp ích cho con người hơn nữa.

Loading...