Từ xa xưa, con người vẫn luôn sợ hãi và thêu dệt nên những truyền thuyết đầy bí ẩn về trăng máu. Và mỗi lần trăng máu xuất hiện là luôn gắn liền với thảm họa. Trên thực tế thì hiện tượng siêu trăng, trăng máu hay nguyệt thực toàn phần là những hiện tượng thiên văn khi mặt trăng đi vào vùng bóng tối của trái đất và che mất ánh sáng mặt trời. Còn màu đỏ như máu là do ánh sáng từ bề mặt của mặt trăng bị khúc xạ khi xuyên qua khí quyển trái đất và biến thành màu đỏ rực qua mắt người. Ở nhiều quốc gia, theo tín ngưỡng và tôn giáo thì người ta đưa ra nhiều lời đồn đoán về hiện tượng trăng máu. Họ tin rằng ánh trăng màu đỏ ẩn chứa một quyền năng đặc biệt nào đấy và con người sẽ trở nên điên loạn hơn vào những ngày này, dù khoa học đã chứng minh rằng đây chỉ là hiện tượng phản chiếu ánh sáng mặt trời.

Trăng máu là gì?

Mặt trăng máu hay nguyệt thực toàn phần là hiện tượng thiên văn bình thường khi mặt trăng đi vào vùng bóng tối của trái đất và che mất đi nguồn ánh sáng của mặt trời. Còn màu đỏ như máu của mặt trăng là do ánh sáng từ bề mặt mặt trăng bị khúc xạ khi xuyên qua khí quyển trái đất và biến thành màu đỏ rực qua mắt người giống như cơ chế nhuộm đỏ bầu trời mỗi khi bình minh và hoàng hôn.

Trăng máu – sự xuất hiện mang theo nhiều biến cố

Theo các ghi chép cổ thì  người Babylon là dân tộc đầu tiên đã quan sát được hiện tượng nguyệt thực vào ngày 2/2/746 TCN. Sau đó Anaxagoras là người  giải thích hiện tượng này là do Trái đất che khuất ánh sáng từ mặt trời chiếu lên bề mặt mặt trăng. Tuy nhiên hầu như tất cả các nước châu Á cho rằng nguyệt thực là do một sinh vật huyền thoại như rồng, gấu hay chó sói ăn mắt mặt trăng, đó cũng là dấu hiệu các vị thần đang tức giận chuẩn bị trừng phạt loài người. Người Trung Quốc đã quan sát hiện tượng mặt trăng máu từ năm 1000 TCN nhưng họ cũng không tìm hiểu được nguyên nhân của nó. Trong niềm tin tín ngưỡng khi mặt trăng bị nhuốm màu đỏ như máu và biến mất khỏi bầu trời là lúc những con quỷ dữ tràn tới gây ra đại họa dịch bệnh, đói khát và mất mùa. Họ tổ chức những lễ vật cúng tế và dùng chiêng trống xua đuổi lũ quỷ. Mặt trăng máu luôn đem theo những điều khủng khiếp ở Nhật Bản, người dân sợ hãi thứ ánh sáng của mặt trăng máu đến mức phải chui xuống những căn hầm trú ẩn. Một số khác thì tin rằng hiện tượng này báo hiệu trận động đất lớn sắp xảy ra. Còn người Ấn Độ khi thấy hiện tượng này thì luôn ở trong nhà, tĩnh tâm, không ăn thức ăn nấu chín, không đụng tới vật sắc nhọn để có thêm niềm tin xóa bỏ sức mạnh đen tối của mặt trăng đỏ.

Mặt trăng máu dấu hiệu của ngày tận thế

Ngày 15-16/4/2014 thì hiện tượng mặt trăng máu đã xuất hiện, mở màn cho chuỗi 4 lần nguyệt thực toàn phần trong hai năm 2014, 2015. Sự kiện này còn được gọi là tứ kỳ huyết nguyệt hay tứ kỳ nguyệt thực. Mặt trăng máu hiếm gặp nhưng tứ kỳ nguyệt thực càng đặc biệt hơn, được biết từ đầu công nguyên đến nay đã có 87 lần tứ kỳ nguyệt thực xuất hiện. Đặc biệt, những lần nó xuất hiện lại gắn với những biến cố lớn của dân tộc Do Thái như người Do Thái bị trục xuất Qua. Trong những kinh sách quen thuộc của Thiên chúa giáo cũng có nhắc đến hiện tượng mặt trăng máu gắn liền với ngày tận thế, với tai họa… Một trong những cuốn sách quen thuộc của Kitô giáo là cuốn khải huyền đã ghi lại rằng khi chiên con mở ấn thứ sáu, tôi thấy một trận động đất khủng khiếp xảy ra, mặt trời trở nên tối đen như một bao tải làm bằng lông đen, cả mặt trăng trở nên đỏ như máu. Còn trong kinh cựu ước cũng có viết trước ngày tận thế sẽ xuất hiện mặt trăng đỏ máu. Nhiều người Thiên chúa giáo cũng tin vào một truyền thuyết cho rằng mặt trăng máu chính là sự trừng phạt của Thiên Chúa  và đó là cách người thể hiện sự phẫn nộ đối với loài người. Và hình ảnh nguyệt thực cũng được gắn liền với hình ảnh cái chết của Chúa Giêsu trên cây Thánh giá.

Đạo Phật nhìn nhận như thế nào về mặt trăng máu?

Trong đạo Phật hiện tượng mặt trăng máu cũng đứng đầu trong 7 đại nạn có thể xảy ra. Đại nạn xếp vị trí số 1 này được gọi là nhất nguyệt thất độ là sự thay đổi màu sắc của mặt trăng mặt trời và trong đó có mặt trăng máu. Khi hiện tượng này xảy ra thì đại họa sẽ ập tới và hủy diệt cuộc sống bình an của người dân. Theo những tài liệu ghi lại trong cuốn đại chính tàng kinh thì nếu có nhật nguyệt bạc thực, hoặc ngũ tinh hình sắc biến dị thì đó là dấu hiệu của tai họa, dịch bệnh hoành hành, quỷ thần bạo loạn và quân giặc dị quốc xâm lược. Nhật nguyệt bạc thực ở đây chính là nhật thực toàn phần hoặc nguyệt thực toàn phần mà khoa học nói tới.

Loading...

Sự thật về Mặt Trăng máu

Tìm hiểu về sự trùng lặp của hiện tượng mặt trăng máu đối với những ngày lễ quan trọng của người dân Do Thái, hai chuyên gia Bruce McClure và Deborah Byrd  EarthSky.org đã cho rằng không có gì phải ngạc nhiên khi các kỳ trăng tròn trùng hợp với những ngày lễ quan trọng của người Do Thái vì lịch của dân tộc này về cơ bản là lịch âm. Hơn nữa họ cũng cho biết, có đến 3 trong 4 lần nguyệt thực sẽ không được nhìn thấy từ Israel một quốc gia của người Do Thái. Theo các nhà thiên văn học thì hiện tượng mặt trăng máu thực chất chỉ là nguyệt thực toàn phần. Lúc đó mặt trời, trái đất và mặt trăng sẽ cùng nằm trên một đường thẳng. Mặt trăng sẽ bị bóng của trái đất che phủ hoàn toàn khiến cho mặt Trời không thể chiếu trực tiếp vào nó. Lúc này, mặt trăng sẽ thay đổi nhiều màu sắc khác nhau do hiện tượng tán xạ. Theo Nasa thì khi ánh sáng mặt trời đi xuyên qua lớp khí quyển trái đất do hiện tượng tán xạ nên các bước sóng ngắn màu xanh, tím… sẽ bị khí quyển hấp thụ gần như hoàn toàn. Ánh sáng có màu đỏ có bước sóng dài có khả năng xuyên qua bầu khí quyển nhiều nhất. Lúc này bầu khí quyển trái đất như là một thấu kính hội tụ khổng lồ làm cho ánh sáng đỏ đi xuyên qua có xu hướng lệch về trục chính của vùng bóng tối mà ánh sáng này đã chiếu rọi mặt trăng khi nó đi qua vùng này. Do đó chúng ta có thể thấy mặt trăng có màu đỏ khi diễn ra nguyệt thực và đó chính là mặt trăng máu. Mặt trăng sẽ tiếp tục thay đổi những sắc thái khác nhau trong suốt các giai đoạn diễn ra của nguyệt thực bắt đầu từ màu xám đen tới màu đỏ đồng và có thể cả màu hổ phách. Độ rực rỡ của màu đỏ này chịu ảnh hưởng bởi mật độ bụi và hơi nước của bầu khi quyển trái đất vào thời điểm diễn ra nguyệt thực. Ông Perry Vlahos  người phát ngôn của Hội thiên văn ở Victoria đã cho biết, những màu sắc của mặt trăng khi nguyệt thực là do tro bụi núi lửa trong khí quyển gây ra. Lượng tro bụi từ các vụ phun trào gần đây càng nhiều thì màu sắc của mặt trăng càng đậm. Ông cũng cho rằng màu sắc này càng đậm thì sẽ càng tốt.

Như vậy, hiện tượng mặt trăng máu thực chất chỉ là một hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp nó không phải là dấu hiệu của thiên tai, cũng chẳng hề liên quan tới đại họa diệt vong của loài người. Được biết trong thế kỷ 21 sẽ có tổng cộng 8 lần xảy ra hiện tượng tứ kỳ nguyệt thực. Nguyệt thực toàn phần hay mặt trăng máu là hiện tượng thiên văn bình thường khi mặt trăng đi vào vùng bóng tối của trái đất và che mất nguồn ánh sáng Mặt Trời. Còn màu đỏ như máu của mặt trăng là do ánh sáng từ bề mặt mặt trăng bị khúc xạ khi xuyên qua khí quyển trái đất và biến thành màu đỏ rực qua mắt người giống như cơ chế nhuộm đỏ bầu trời mỗi khi bình minh và hoàng hôn.  Đối với giới thiên văn học và những người yêu mặt trăng thì đây quả là một chuỗi sự kiện đáng được chào đón.

Loading...