Trong những kiểu bói toán thì tử vi thường được coi là một trong những kiểu bói toán có tính chính xác cao và được nhiều người tín nhiệm. Trước khi khoa tử vi ra đời, Trung Quốc đã có nhiều hình thức bói toán khác như 64 quẻ bói do Chu Vãn Vương dựa trên Hà Đồ tạo thành. Sau đó nền triết học Trung Hoa đã đi qua nhiều luận thuyết như thuyết âm dương ngũ hành dựa trên sự tương sinh tương khắc của 5 yếu tổ cơ bản nhằm giải thích đời sống và tuỳ từng cặp yếu tố kết hợp với nhau mà nó sẽ ra những kết quả khác nhau với độ biến thiên rất phức tạp. Đây là học thuyết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tử vi . Đối tượng nghiên cứu của tử vi chính là con người và số mệnh con người. Con người trong tử vi là con người gắn liền với gia đình và những mối quan hệ xã hội. Có thể coi tử vi là một dạng thức khoa học kết hợp triết học một cách khá sơ khai và chất phát. Loại hình nghiên cứu của nó dựa trên tính trực quan và mang nhiều yếu tố triết học sơ kỳ. Tử vi dùng nhiều phương pháp nghiên cứu kết hợp đó là phân tích, tổng hợp và động. Trong đó chia thành đại phân tích và vi phân tích. Tử vi vận động theo các vì sao ở 10 can, 12 chi dịch chuyển và biển đổi theo thuyết bát quái, tương tác với nhau theo thuyết âm dương ngũ hành.
Nguồn gốc của âm dương
Âm dương là hai khái niệm được hình thành cách đây rất lâu. Về nguồn gốc của âm dương và triết lý âm dương rất nhiều người theo Khổng An Quốc và Lưu Hâm cho rằng Phục Hy là người có công sáng tạo và được ghi chép trong kinh dịch. Một số người khác thì cho rằng đó là công lao của âm dương gia là một giáo phái của Trung Quốc. Cả hai giả thuyết trên đều không có cơ sở khoa học vì Phục Hy là một nhân vật thần thoại không có thực còn âm dương gia chỉ có công áp dụng âm dương để giải thích địa lý lịch sử mà thôi. Phái này hình thành vào thế kỷ thứ 3 nên không thể sáng tạo âm dương được. Các nghiên cứu khoa học liên ngành của Việt Nam và Trung Quốc đã kết luận rằng khái niệm âm dương có nguồn gốc phương Nam. Trong quá trình phát triển nước Trung Hoa trải qua hai thời kỳ Đông tiến là thời kỳ Trung Hoa mở rộng từ thượng lưu xuống hạ lưu của sông Hoàng Hà và Nam tiến là thời kỳ mở rộng từ lưu vực sông Hoàng Hà xuống phía nam sông Dương Tử. Trong quá trình nam tiến thì người Hán đã tiếp thu triết lý âm dương của các cư dân phương nam rồi phát triển và hệ thống hóa triết lý đó bằng khả năng phân tích của người du mục làm cho triết lý âm dương đạt đến hoàn thiện và ảnh hưởng của nó đã tác động trở lại cư dân phương nam.
Vai trò của âm dương ngũ hành trong khoa tử vi
Âm Dương và ngũ hành là hai học thuyết hết sức quan trọng của Á Đông. Một số người cho rằng âm dương ngũ hành là hai mặt của cùng một thuyết nhưng một số khác cho rằng ngũ hành do âm dương mà ra. Nhưng đây chỉ là những niềm tin, dựa trên các lập luận không có căn cứ khoa học. Tất cả những ai mới bước vào tử vi đều cảm thấy rằng khoa này áp dụng cả hai thuyết âm dương và ngũ hành. Vấn nạn to lớn là nếu xét trên nền tảng khoa học vì âm dương dựa trên số 2 còn ngũ hành dựa trên số 5 cho nên hai thuyết này có vẻ như hoàn toàn độc lập nếu tử vi áp dụng cả hai thuyết thì làm sao tránh được những trường hợp mâu thuẫn. Chính vì vấn nạn này mà gần đây sinh ra hai phái chỉ có âm dương hoặc ngũ hành. Thí dụ ông Liễu Vô Cư Sĩ ở Đài Loan cho rằng tử vi chỉ có âm dương. Trong khi đó những người chủ trương phải dùng cung khí thì hiển nhiên xem ngũ hành là nền tảng. Từ đó có thể thấy âm dương ngũ hành là một vấn nạn rất lớn của tử vi hiện đại. Thế nhưng cả hai phái đều không ổn thỏa. Phái chỉ có âm dương không thể giải thích tại sao cách định vị trí sao tử vi dựa trên ngũ hành cục, hiển nhiên là một kết quả của ngũ hành và phái này cũng không thể giải thích tại sao sự phù hợp ngũ hành tính giữa bản mệnh và sao rất quan trọng. Có thể thấy nếu dùng thuyết ngũ hành để thay thế thuyết âm dương thì cũng giống như việc dùng hình ngũ giác để thay thế hình tròn trong trường hợp không có compass. Nếu sai số không quá lớn thì thuyết ngũ hành tiện lợi hơn thuyết âm dương nhiều.
Nội dung của thuyết âm dương
Âm Dương đối lập
Bên trong vạn vật hiện tượng đều đồng thời tồn tại hai thuộc tính âm và dương đối lập nhau tạo nên sự cân bằng bổ trợ thúc đẩy sự hình thành, phát triển và cũng đồng thời tàng chứa sự mất cân bằng giúp sự đối lập phát triển để đi tới sự phân tách hay quá trình phân huỷ. Trong bát quái âm và dương được biểu hiện bằng hai màu đối nghịch là trắng, đen để thể hiện âm và dương và lại quấn vào nhau để nói lên sự hoà hợp đồng thời phát sinh như quy luật phát triển sinh và hủy. Quy luật âm và dương đối lập và thống nhất xuyên suốt trong tất cả sự vật và biểu tượng. Không có sự vật biểu tượng nào mà không mang hai thuộc tính âm dương và tàng ẩn quy luật đối lập và thống nhất của nó. Sự hợp nhất âm dương để sinh và huỷ. Trong sinh có huỷ, trong huỷ có sinh cái nọ là gốc của cái kia. Nó đồng thời tồn tại trong một thể đối lập và thống nhất.
Âm Dương biến hoá
Âm dương là hai thuộc tính khác biệt trong một thực thể. Nhưng cả âm và dương đều có quy luật biến hoá. Dưới những điều kiện nhất định thì cái này sẽ chuyển hóa sang cái kia. Ở đây nói sự dịch chuyển mà không biến mất thuộc tính riêng biệt. Song chỉ khi nào âm và dương kết hợp thì mới thúc đẩy sinh thành và phát triển trong hệ từ viết. Âm dương hợp đức thì cương nhu thành hình. Điều đó nói lên tuy âm và dương đối lập nhưng phải dựa vào nhau và hợp nhất bền vững cân bằng mới cùng tồn tại lâu dài được. Sự tách biệt tương đối để rồi lại thiết lập sự thống nhất mới cái gọi là tách biệt chỉ thuần tuý ý niệm để xét thuộc tính, còn thực ra luôn luôn trong cái gọi là âm vẫn đang tàng ẩn dương và cái gọi là dương vẫn có âm. Đó là sự chuyển hoá mà trong cha dương vẫn tàng âm mới thành hình người nam. Và trong mẹ âm vẫn tàng dương nếu không có hai thuộc tính đó thì không có thực thể. Không nên hiểu thô thiển hay nhầm lẫn thuộc tính với thực thể, vì thuộc tính chỉ một còn thực thể có cả hai, đã ở thể thống nhất. Chỉ khi nào sự mất cân bằng âm dương trong thực thể thì mới bộc lộ đơn tính có thuần tính rõ ràng và lúc đó sự chuyển hoá không còn nữa.
Âm Dương vận hành
Âm dương vận hành nghĩa là nó luôn ở thế động. Đó là một quy luật. Âm dương ở bất cứ một thực thể nào nó vẫn luôn vận động và như vậy sự cân bằng ở trong thực thể là cân bằng động. Có như vậy nó mới thúc đẩy sự phát triển và mới được xem là quy luật của sự phát triển. Thế cân bằng cũ bị phá vỡ theo quy luật vận hành âm dương thì thế cân bằng mới được thiết lập ngay. Nó phù hợp quy luật biến hóa của âm dương. Nhờ sự không ngừng chuyển hóa tự nhiên mà vũ trụ và sự vật mà hiện tượng luôn thay đổi và luôn vận động. Sự sinh và huỷ luôn thay thế nhanh là không ngừng nghỉ. Đó là sự vận động của âm dương. Hết ngày lại đêm rồi hết sáng lại tối cứ thế không ngừng chuyển đổi. Âm mạnh lên thì chắc chắn dương yếu đi . Nhưng âm và dương tương hợp cho nên đi đến một thế cân bằng mới nhờ quy luật vận hành mà âm và dương luôn tìm đến một cân bằng để hòa quyện giúp sinh trưởng và phát triển không ngừng.
Làm sao để áp dụng âm dương ngũ hành trong khoa tử vi?
Mọi kỹ sư đều biết rằng mỗi công thức kỹ thuật chỉ đúng cho một số trường hợp. Người kỹ sư giỏi phải nắm vững nền tảng chính mới biết tùy trường hợp mà áp dụng công thức cho đúng. Đây là lý do tại sao vật lý là một môn học quan trọng trong mọi chương trình kỹ sư. Tương tự vậy muốn áp dụng âm dương ngũ hành trong khoa tử vi một cách đúng đắn người nghiên cứu phải nắm vững nền tảng sâu đậm của nó tức là phải hiểu thuyết âm dương. Có thể thấy mấu chốt của thuyết âm dương đã được bao hàm trong câu vô cực sinh thái cực có nghĩa là khởi điểm của vạn sự trên đời này là một con số không to lớn. Theo luật bảo toàn của khoa học, mặc dù vũ trụ phát triển đến đâu đi nữa thì cộng tất cả lại vẫn phải cho ta con số không nguyên thủy.
Chính vì tính phức tạp trong tử vi nên đã có những cái nhìn trái ngược nhau về hiện tượng lý thú này. Nhiều người quan niệm tử vi là một khoa học có sức mạnh siêu nhiên có thể giải thích được tất cả về số mệnh và bí ẩn của đời người. Tử vi có thể biết được mọi biến cố và kết luận chính xác về cốt cách của con người. Chỉ cần nhìn vào lá số tử vi là có thể biết mọi việc trong quá khứ và tương lai. Thiết nghĩ đây cũng chỉ là một quan niệm sai lầm đề cao quá đáng vai trò của tử vi và cho nó một giá trị lớn quá tầm vóc vốn có của nó. Cũng có nhiều người cho rằng tử vi là một loại hình mê tín dị đoan chỉ dựa vào vài điều xằng bậy để lừa đảo bằng những tà thuật với động cơ trục lợi. Những suy đoán dựa trên lập luận và lôgíc của tử vi đều là vô giá trị. Nhưng đây cũng là một nhận định vội vàng. Chúng ta cũng có thể thấy Có thể thấy âm và dương là hai thuộc tính khác biệt nhau nhưng lại có thể chuyển hóa lẫn nhau. Sự chuyển hóa âm dương lẫn nhau là quy luật phát triển tất yếu của sự vật. Và như vậy nếu mọi thứ đều tuân thủ theo quy luật cân bằng phát triển thì luôn tạo ra sự phát triển hài hòa và giúp nó có thể tồn tại lâu bền. Nếu có sự lệch lạc hay mất cân đối sẽ tạo ra sự không bền vững. Nếu âm dương không có quy luật vận hành thì mọi thực thể sẽ giữ nguyên trạng thái ban đầu sẽ không có cái cũ và cái mới. Nhờ quy luật vận hành của âm dương mà cái mới có thể thay thế cái cũ. Sự phá vỡ cân bằng cũ nhanh hay chóng là tùy vào khả năng duy trì của thực thể. Tuyệt nhiên không theo ý muốn áp đặt. Từ quy luật luôn vận hành của âm dương ta thấy không có gì có thể vĩnh cửu. Trường tồn thì có nhưng vĩnh cửu thì không. Tất cả sự vật hiện tượng ảnh hưởng đến con người, vũ trụ đều không nằm ngoài quy luật này của thuyết âm dương.