Phủ Dầy (có khi ghi là Phủ Giầy, Phủ Giày) là một quần thể di tích tâm linh của người Việt tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, gần quốc lộ 10 từ thành phố Nam Định đi thành phố Ninh Bình (tỉnh lộ 56). Trong đó, kiến trúc quan trọng nhất là đền thờ bà chúa Liễu Hạnh (phủ chính), ngay sát chợ Viềng. Các kiến trúc còn lại là phủ Tiên Hương, phủ Vân Các, Công Đồng từ, đền thờ Lý Nam Đế, chùa Linh Sơn, và lăng bà chúa Liễu Hạnh.

Phủ Dầy là một quần thể di tích lịch sử văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia từ năm 1975.

Ngày 02 tháng 04 năm 2017, Quần thể di tích lịch sử – văn hóa Phủ Dầy vinh dự tổ chức lễ đón bằng UNESCO ghi danh “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Truyền thuyết về Phủ Dầy:

Phủ Dầy gắn với những huyền thoại khác nhau về vùng đất, chẳng hạn:

– Khi gọi Kẻ giầy – Phủ Giầy xuất phát từ truyền thuyết Bà Chúa Liễu Hạnh vì quá nhớ thương gia đình, chồng con nên đã để lại một chiếc giầy ở trần gian trước khi về thượng giới hoặc có huyền thoại: Vua đi qua vùng này và nghỉ đêm ở quán hàng của bà chúa Liễu Hạnh, sau đó được tặng một đôi giầy nên đã lập nơi thờ tự và gọi đó là Phủ Dầy.

Loading...

– Khi gọi Phủ Dầy còn vì chính nơi này có món bánh dày – giò nổi tiếng, lại có người cho rằng: Kẻ Dày xuất phát từ nơi có gò đất nổi lên hình bánh dầy trước cửa phủ.

– Phủ Dầy bắt nguồn từ tên một làng cổ là “Kẻ giầy”. Theo “Sự tích công chúa Liễu Hạnh” của Trọng Nội, Xuất bản năm 1959 thì: đời Vua Anh Tông (1557) làng kẻ Giầy đổi thành xã An Thái gồm: Vân Cát, Vân Cầu, Vân La (Vân Đình) và Vân Miếu. Đến đời Gia Long, Vân Cát chia thành 2 xã là Vân Cát và Kim Thái. Sang đời Tự đức (1860) xã An Thái đổi thành 2 thôn Vân Cát và Tiên Hương xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam định.

Như vậy, Vân Cát là nơi sinh ra, Tiên Hương là quê chồng và là nơi chôn cất Mẫu Liễu Hạnh khi Bà qua đời sau lần giáng trần thứ nhất. Phủ Dầy chính là “cái nôi” sinh ra Thánh Mẫu Liễu Hạnh và là tên gọi chung cho một quần thể các di tích của tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở huyện Vụ Bản Nam định. Tên di tích được gọi theo địa danh ở địa phương.

Theo nhà nghiên cứu Bùi Văn Tam trong cuốn “Phủ Dầy và tín ngưỡng Mẫu Liễu Hạnh” (tái bản năm 2004) thì: “Quần thể Phủ Dầy nằm trên địa bàn xã Kim Thái, chủ yếu là hai thôn Vân Cát và Tiên Hương gồm 19 di tích…”. Tại Phủ Dầy có ba di tích lớn, tiêu biểu là Phủ Tiên Hương (còn gọi là phủ chính), Phủ Vân Cát và Lăng Mẫu Liễu. Những di tích này cũng là di tích trực tiếp thờ phụng Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Ngoài ra, còn hơn chục đền phủ, chùa chiền có liên quan đến Mẫu Liễu Hạnh. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến ba di tích lớn, tiêu biểu liên quan trực tiếp đến Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở tại quê hương Thánh Mẫu trong quần thể di tích Phủ Dầy:

1. Phủ Tiên Hương

2. Phủ Vân Cát

3. Lăng Thanh Mẫu Liễu Hạnh

Ngoài ra, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về:

1. Thánh Mẫu Liễu Hạnh là ai?

2. Lễ hội phủ Dầy

3. Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu

Loading...