Trong đạo Phật, đối xử tốt với người khác chính là đối xử tốt với mình. Có một câu chuyện nhỏ đại ý như sau: Ngựa không muốn chia sẻ gánh nặng với con lừa, sau khi con lừa mệt chết đi, ngựa phải mang trên lưng toàn bộ gánh nặng của lừa và thêm một bộ da lừa. Phật Thích Ca Mâu Ni nói: “Nếu bạn phát hiện bị tổn thương, thì đừng dựa vào đó làm tổn thương người khác.”
Phật pháp luôn nhấn mạnh việc đối xử tốt vối người khác, thực ra đối xử tốt với ngưòi khác là một loại trí tuệ vĩ đại, cần phải biết khi đối tốt với người khác đồng thời cũng là đang đối tốt với chính bản thân mình. Có một câu nói rất hay như sau: “Hạnh phúc không nằm ở tài sản, quyền lực và nhan sắc bạn có được mà nằm ở lối sông của bạn với những người xung quanh.” Vì vậy khi bạn sống với mọi người nhất định ghi nhớ phải đối tốt với họ.
Danh tướng thời Chiến quốc là Ngô Khởi hiểu rất rõ đạo lý tốt với người khác là tốt với chính bản thân mình. Trong “Sử ký’ ghi lại một câu chuyện liên quan đến Ngô Khởi: ông yêu binh như con, được binh lính vô cùng yêu kính. Có một lần, có một người lính trẻ vừa nhập ngũ bị thương khi chiến đấu, do chiến trường thiếu thốn thuốc men, nên đợi khi đánh trận xong quay về hậu phương thì miệng vết thương đã mưng mủ. Khi Ngô Khởi đi tuần doanh phát hiện ra, ông không nói đến câu thứ hai lập tức quỳ xuống dùng miệng hút mủ trên miệng vết thương của người lính, giúp tiêu viêm điều trị vết thương. Người lính trẻ thấy tướng quân đối đãi với mình như vậy, cảm động đến ứa nước mắt, không nói nên lời. Các tướng sĩ 1 khác trông thấy cũng cảm động sâu sắc. Mẹ của người lính sau khi nghe chuyện đã khóc rất to. Mọi người đều cho rằng bà cảm động mà khóc, nhưng bà lại nói: “Tôi lo cho số mệnh của con trai tôi! Năm xưa Ngô tướng quân cũng từng hút miệng vết thương cho cha của nó, kết quả là cha nó cảm động trước ân tình 1 của tướng quân, liều chết quên thân, anh dũng giết giặc, cuối cùng chết nơi chiến trường.”
Từ đó có thể thấy, tốt với người khác có thể gọi là một quy tắc cơ bản chúng ta cần phải tuân thủ trong quá trình tìm kiếm thành công. Còn trong xã hội hợp tác ngày nay, giữa con người với nhau có một mối quan hệ tương hỗ mật thiết. Chỉ cần chúng ta đối xử tốt với người khác trước, có thiện ý giúp đỡ người khác thì mới có thể xử lý tốt mối quan hệ giao tế phức tạp của con người, từ đó có được sự hợp tác vui vẻ với người khác.
Đối xử tốt với người khác, thực ra là đối xử tốt với bản thân mình. Giống như Aristotle đã nói: “Nên đối đãi với người khác như là chúng ta mong muốn họ đối đãi với mình”, có nghĩa là bạn muốn người ta đối xử với mình thế nào, thì hãy đối xử với người khác như thế.
Có một đứa trẻ không biết tiếng vọng là thế nào. Có một lần, nó đứng một mình giữa vùng đồng bằng rộng lớn, lớn tiếng gọi: “Này, này!” Những ngọn núi nhỏ xung quanh lập tức vọng lại: “Này, này!” Nó lại gọi tiếp: “Bạn là ai?” Tiếng vọng trả lời: “Bạn là ai?” Nó lại hét lên: “Người là đồ ngốc!” Núi lập tức truyền lại tiếng vọng: “Người là đồ ngốc!” Đứa bé cực kì phẫn nộ, lại tiếp tục mắng chửi, ngọn núi nhỏ vẫn không hề khách khí trả lời lại. Đứa trẻ giận dữ lao về nhà kể với mạ, người mẹ nói: “Con ạ, hôm nay con làm như thế là không đúng, nếu như con cung kính nói chuyện với nó, nó sẽ hòa nhã đối lại với con.” Đứa bé nói: “Vậy để mai con tới đó nói những câu tốt lành.”
“Con nên như thế,” – mẹ nó nói.
Thật vậy, trong cuộc sống, bất kể là nam nữ hay già trẻ, con tốt với người ta, người ta sẽ tốt lại với con; nếu chúng ta tự thô lỗ, thì người khác cũng không thể hòa nhã với mình được.
Con người đối xử với nhau cũng giống như tiếng vọng của ngọn núi, nếu bạn có thể đối xử tốt với người khác, thì người khác cũng nhất định đối xử tốt với bạn; nếu như bạn dùng lời ác ý với người khác, thì người ta cũng sẽ dùng lời ác ý với bạn. Vì thế, trong quá trình cùng chung sống với mọi người bạn nên đối xử tốt với người khác.
Mạnh Tử nói: “Quân tử mạc đại hồ dữ nhân vi thiện.” Những người khảng khái cho đi, không màng đến báo đáp, thường sẽ dễ thu được thành công, còn những người keo kiệt tự tư, tính toán nhỏ nhặt không những không tìm được người cùng hợp tác mà thậm chí còn bị cô lập.
Chỉ khi một người hiểu được phải đối xử tốt với người khác, quan hệ giao tiếp với mọi người của người đó mới hài hòa, hữu hảo, nồng ấm tình người. Đối với người khác, nếu như bạn luôn luôn nghĩ tốt đẹp, luôn cảm ơn ân đức của người khác, cho dù người khác mạo phạm bạn, cũng không để tâm, như thế người khác tự nhiên sẽ bị thành ý của bạn làm cho cảm động, từ đó mà chân thành đáp lại bạn; còn nếu như bạn luôn nghĩ xâu, đem con mắt thù địch để nhìn nhận người khác, cho dù người ta chỉ vô tình mạo phạm bạn, bạn cũng giữ mãi trong lòng, thậm chí còn thừa cơ để báo thù, vậy thì cho dù người đó vốn không có ý, cuối cùng cũng sẽ bị bạn đẩy vào thế đối địch. Không khó để có thể tưởng tượng rằng quan hệ giao tiếp giữa người với người sẽ đáng sợ như thế nào!
Đối xử tốt với người khác, tạo ra quan hệ giao tiếp hài hòa, hòa thuận, bạn sẽ như được gặp gió xuân, nảy nở tươi tốt.