Từ xa xưa lễ Tam hợp đã được tổ chức tại các quốc gia Phật giáo. Đại lễ Tam Hợp diễn ra ở các nước đăng cai với nhiều nội dung, bên cạnh nội dung sinh hoạt tôn giáo còn có hội thảo bàn về những nội dung Phật giáo quan tâm để đóng góp vì lợi ích phát triển xã hội tốt đẹp, theo các chủ đề Phật giáo đối với đời sống xã hội. Ngoài ra còn có triển lãm và biểu diễn văn hóa nghệ thuật Phật giáo của nước đăng cai và các nước tham gia du lịch thăm quan thắng cảnh hay thắng tích Phật giáo.

Nguồn gốc ngày đại lễ Tam Hợp

Lễ Tam Hợp là ngày lễ kỷ niệm 3 sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật. Năm 1950, tại hội nghị Phật giáo thế giới tổ chức lần đầu tiên tại Tích Lan thì đại diện Phật giáo 26 nước thành viên đã thống nhất lấy ngày trăng tròn trong tháng là ngày Đản sinh của Đức Phật  làm ngày lễ Tam Hợp. Từ đó lễ Tam Hợp trở thành ngày lễ chung của tất cả các Phật tử trên thế giới. Ngày lễ Tam Hợp là ngày thiêng liêng nhất của mọi Phật tử trên thế giới và cũng là ngày để mọi người cùng tưởng nhớ về cuộc đời và giáo huấn của Đấng Toàn Giác.

Thời gian tổ chức ngày đại lễ Tam Hợp

Ngày nay cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư là các chùa tổ chức đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật. Ðời Ngài đã thuộc về quá khứ nhưng chắc chắn uy danh Ngài vẫn sống mãi với trào lưu lịch sử. Do đó, để tưởng nhớ đến ngày kỷ niệm lịch sử của Ngài thì tất cả các chùa trong hệ Phật giáo Nam tông có tổ chức thọ hạnh đầu đà thức trọn đêm không nằm không dựa để tham thiền, tụng kinh, chiêm bái xá lợi đức Phật Tổ, hái hoa Phật pháp và gieo duyên học Phật hầu cúng dường đức Phật một đêm không ngủ để gieo duyên lành giải thoát và giác ngộ.

Ý nghĩa ngày đại lễ Tam Hợp

Ngày đại lễ Tam Hợp  là một dịp vui mà Phật tử khắp thế giới kỷ niệm ngày Đản sanh, Thành đạo và Nhập Niết bàn của Đức Phật hơn 2500 năm trước đây, vừa là một thời điểm để chúng ta suy nghiệm về những bài học rút ra từ chính cuộc đời của Đức Phật và những lời dạy của Ngài cho cuộc sống chúng ta hôm nay. Thông điệp của Đức Phật là một thông điệp về hòa bình và từ bi, nhưng cũng còn là một thông điệp về tỉnh thức để con người có thể nhận biết bản thân mình, hành động của mình và nhận biết về thế giới chung quanh mình. Đây là thông điệp mà những ai quan tâm đến hướng đi và vận mệnh của loài người cần nghiêm chỉnh đón nhận. Hơn 2500 năm qua, những lời dạy của Phật Thích Ca vẫn tiếp tục là kim chỉ nam và đã mang lại ý nghĩa cho cuộc đòi của hàng triệu người trên thế giới. Việc tổ chức hằng năm Đại lễ này là cơ hội để Phật tử xác quyết niềm tin vào giáo lý của Ngài, đồng thời phát huy tinh thần từ bi, trí tuệ và hoà bình mà Phật tổ đã truyền trao. Hơn nữa đại lễ Tam hợp còn là ngày quốc tế về tôn giáo và văn hoá, tạo sự giao lưu và học hỏi các tinh hoa văn hoá các nước đồng thời kêu gọi ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá thế giới, trong đó bao gồm các di sản văn hoá Phật giáo cấp thế giới và cấp quốc gia. Là cầu nối tiếp cận giữa Phật giáo Việt Nam với Phật giáo khắp thế giới tập hợp nhau lại, để cùng nhau xây dựng cuộc sống hữu nghị, hoà bình vì hạnh phúc của con người. Đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đây là cơ hội để tỏ rõ vị thế của Phật giáo trong giai đoạn mới, qua đó khẳng định với thế giới về tinh thần đoàn kết tôn giáo và đoàn kết các dân tộc ở Việt Nam.

Những người Phật tử hải ngoại có thể về tham dự đại lễ Tam Hợp được không?

Liên Hiệp Quốc đã công nhận Đại lễ Tam Hợp là ngày lễ chung của cộng đồng nhân loại vì những cống hiến lớn lao của đạo Phật cho hòa bình và sự thăng hoa những giá trị tinh thần của nhân loại nên không ai có quyền cản trở chúng ta về tham dự. Người Việt Nam dù ở trong nước hay ở nước ngoài đều có thể về tham dự. Chúng ta hãy cùng nhau trở về dự ngày hội lớn của dân tộc cũng như của  Phật giáo và của thế giới.

Loading...

Tu tập và ứng dụng giáo lý Phật giáo vào trong đời sống nhằm mang mại một thế giới phát triển, hoà bình và an lạc. Đại lễ cũng nhấn mạnh những giá trị khoa học và tác dụng của thiền học Phật giáo trong sự phát triển của nhân loại, và khuyến khích áp dụng các phương tiện truyền thống và công nghệ hiện đại trong việc hoằng pháp, cũng như nêu cao ý thức về việc sử dụng các hình tượng đức Phật đúng mục đích.

Loading...