Con người biết nhận ra quá khứ thì mới có thể biết được tương lai. Quá khứ chính là người thầy của bạn, “Tiền sự bất vong hậu sự chi sư” (Không quên chuyện cũ, có bài học cho chuyện sau). Bởi những sự thành công và thất bại của trong quá khứ, cho dù là của cá nhân hay tập thể, làm như thế nào để thành công và tại sao thất bại đều dạy cho ta biết được nhiều thứ. Có một câu chuyện như sau:
Tương truyền, trong rừng sâu có một chùa Tiên nhân ở đỉnh núi. Một ngày, có một thanh niên từ nơi xa đến muốn xin gặp vị thánh trong chùa Tiên nhân, người thanh niên muốn nhận vị thánh làm sư phụ, để tu thành chính quả. Người thanh niên đi vào rừng, đi một lúc lâu thì gặp phải một khó khăn là trước mặt anh có một ngã ba, không biết đi đường nào mới lên được đỉnh núi.
Bỗng nhiên chàng thanh niên thấy có một hòa thượng già đang ngồi nghỉ bên đường, anh đi đến nhẹ nhàng đánh thức hòa thượng để hỏi đường lên đỉnh núi. Vị hòa thượng già chưa tỉnh hẳn, lúng búng một câu “Bên trái” rồi lại ngủ tiếp. Anh đi đường bên trái để lên đỉnh núi. Đi một lúc lâu, con đường bị cụt, anh đành phải quay lại chỗ cũ. Chàng thanh niên quay lại đến chỗ ngã ba, nhìn thấy hòa thượng già vẫn đang ngủ, anh lại đến để hỏi đường, hòa thượng già duỗi lưng rồi nói: “Bên trái”, rồi ông mặc kệ anh. Chàng thanh niên đang định nói lại, nhưng lại nghĩ, có thể ông hòa thượng bảo “Bên trái” theo hướng xuống núi. Cho nên anh lại đi đường bên phải để lên đỉnh núi. Đi một lúc lâu, lại gặp phải đường cụt, xung quanh chỉ còn rừng. Chàng thanh niên lại phải quay về đường cũ.
Về đến chỗ ngã ba, anh vẫn thấy hòa thượng già đang ngủ. Chàng thanh niên rất tức giận, đến đánh thức ông ấy, hỏi: “ông cũng lớn tuổi rồi, sao lại lừa tôi, đường bên trái tôi đi rồi, đường bên phải tôi cũng đi rồi, nhưng chẳng có đường nào lên được đỉnh núi cả, thế rốt cuộc đường nào mới có thể lên đỉnh núi?”
Hòa thượng già cười nói: “Đường bên trái và đường bên phải đều không lên được, thế cậu nghĩ là đường nào mới lên được? vấn đề đơn giản như vậy mà cậu vẫn phải hỏi?”
Lúc đó chàng thanh niên mới hiểu ra là nên đi đường ở giữa. Nhưng chàng thanh niên vẫn không hiểu tại sao ông hòa thượng già cứ bảo là đường bên trái. Chàng thanh niên có rất nhiều câu hỏi trong đầu và cuối cùng anh cũng lên đến chùa Tiên nhân.
Chàng thanh niên quỳ xuống rập đẩu thành kính, vị thánh vừa cười vừa nhìn người thanh niên hóa ra chính là hòa thượng già gặp ở ngã ba.
Ý nghĩa của câu chuyện:
Câu chuyện trên nội dung đơn giản nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc: những chuyện ngày xưa trải qua nên dùng để chỉ dẫn mình làm việc bây giờ, lấy quá khứ để làm gương, để cho mình biết được thành công và thất bại, không nên trải qua cuộc đời này một cách hỗn độn.
Người xưa từng nói: “Lấy đồng làm gương có thể chỉnh sửa mũ áo; lấy người khác làm gương có thể rõ cái được mất; lấy sử sách để làm gương có thể biết được hưng thịnh và suy bại”. Lấy thời xưa để làm gương có thể tìm được phương pháp làm việc, biết được cái được mất của quá khứ, hoạch định phương hướng tương lai.