Hiện tượng ngoại cảm hay giác quan thứ 6 từ lâu là một hiện tượng bí ẩn. Khả năng ngoại cảm chính là khả năng thần thông như trong quan niệm của đạo Phật. Tại sao khả năng đó lại không nảy sinh liên tục dù là một khả năng thần thông, với nhiều nhà ngoại cảm không phải do họ tu chứng đắc ngay trong kiếp này mà có, mà là khả năng ngoại cảm (quả) có được là hệ quả hồi dư từ (nhân) của kiếp trước.

Phật tử nhìn nhận về hiện tượng ngoại cảm như thế nào?

Người Phật tử nhìn nhận vấn đề về ngoại cảm “lạ” mà không lạ. Vì sao vậy? Có thể giải thích rằng, vì khả năng ngoại cảm không nảy sinh từ các giác quan thông thường và cũng chính ngoại cảm là một khả năng thần thông như trong quan niệm của đạo Phật. Tất nhiên, người tu chứng thần thông trong kiếp hiện tại thường sẽ có phần không liên tục của loại thần thông, cũng như chứng được một hoặc hai khả năng…trong lục thông (6 loại thần thông), hoặc đọc kinh sách Phật giáo, chúng ta cũng biết có được một vài đệ tử của đức Phật đã chứng được lục thông. Tuy nhiên, cái một hay hai đó không liên tục, lúc có – lúc không, có tính gián đoạn…Tại sao khả năng đó lại không nảy sinh liên tục dù có những khả năng thần thông, hay vì với nhà ngoại cảm không phải họ tu chứng đắc ngay trong kiếp này mà có (Tâm định khai mở nhãn tức thì) mà những  khả năng ngoại cảm (quả) có được từ hệ quả hồi dư từ (nhân) từ trước.

Như thế nào được gọi là một nhà ngoại cảm?

Trước hết thuật ngữ ngoại cảm theo như nghĩa nôm na của tiếng Việt, “ngoại” nghĩa như có khả năng ngoài tính chất thông thường, “cảm” là “biết”, tùy theo khả năng để  “nhận biết”  được bằng những kênh phi truyền thống (chỉ có 5 giác quan nêu trên) thì được gọi như có khả năng ngoại cảm. Tuy vậy, mọi khái niệm cũng chỉ đơn thuần như một giới hạn, tri thức để con người để diễn giải cũng như truyền tải bằng ngôn ngữ với các khái niệm quy ước. Chính theo quan điểm đó, thì những ai có khả năng phi truyền thống (xét riêng lẻ hoặc một cá nhân) nhưng sử dụng kênh trung gian sẽ không được coi là có khả năng ngoại cảm như lâu nay Trung tâm NCTNCN và UIA đặt tên là “nhà ngoại cảm” cho một số nhân vật.

Như thế nào thì không nên gọi là “nhà ngoại cảm”

Theo quan điểm Phật giáo dù chúng sinh đang sống (có thân xác vật lý) hay đã qua đời (không còn thân xác vật lý) thì vẫn là chúng sinh, nhiều nhân vật “nhà ngoại cảm” nêu trên biết sử dụng kênh trung gian, nhờ vào “tha lực” – tức là “nội lực” của chúng sinh ở cõi khác, nên không phải họ khai mở khả năng của bản thân, bằng các giác quan ngoài 5 giác quan truyền thống, vậy nên không thể gọi họ là nhà ngoại cảm giống sự nhầm lẫn của một số nhà nghiên cứu lâu nay. Đơn giản và dễ hiểu hơn, những nhân vật trên như các cô đồng, hay ghế đồng để cho các chúng sinh khác mượn thân xác hầu truyền tải thông điệp, nên dù họ có nói chính xác về một vấn đề nào đó.

Ngoại cảm cũng có thể sai, nhưng tuyệt đối không được lừa dối”

Vài năm trước những chuyện về các nhà ngoại cảm được nổi lên, làm sửng sốt nhiều người vì thực sự chính lúc đó có những kết quả tốt và một số trường hợp rất chính xác. Hoạt động này đã giúp được một số gia đình giải quyết việc tìm mộ người thân, hài cốt liệt sỹ. Nhà ngoại cảm đã được xã hội tin tưởng hơn mức bình thường. Nhưng gần đây, bắt đầu có sai sót, kể cả lừa đảo, nên bị xã hội đề phòng. Cơ quan quản lý nhà nước có quy định để hạn chế bớt việc nhà ngoại cảm hoạt động vượt quá năng lực của họ. Không ai nói ngoại cảm luôn chính xác 100{51d7edc44fad4ff8d4501dbeafa74d5024722e2fcded15682eb80efa1ad53c3c}. Nếu như họ dự báo sai, hoặc không chính xác thì cũng là điều bình thường. Vấn đề là, người làm ngoại cảm phải báo lại trung thực kết quả cũng như khả năng dự báo chính xác đến đâu, nhất là không được lừa dối.

Loading...

Tại sao có thể nói nhà ngoại cảm người chứng đắc thần thông?

Phật giáo khi nhìn nhận sự vật cũng như hiện tượng trong tính liên tục – luôn hồi, và đầy tính nhân – quả. Tuy nhiên các mức độ giữa (a) và (b) có thể như nhau và không như nhau về mặt hình thức nhận biết qua các giác quan thông thường (nghe, thấy). Nhưng là Phật tử, luôn hiểu chác chắn không có nguyên nhân gì là ngẫu nhiên cả, tuy “bỗng dưng” nảy sinh, nhưng tất cả đều bắt nguồn từ nhân duyên và là “quả” của “nhân” và ngược lại của quy trình đó. Như vậy, với những người đã có được những khả năng ngoại cảm sau khi bị tai nạn, ốm đau, hay bẩm sinh thì giống như chính nhân duyên đã tu tập được từ một kiếp trước vậy. Về mặt “có được khả năng ngoại cảm” suy xét theo hình tướng là “có” thì chín vị tu hành chứng được trong kiếp này và nhà ngoại cảm là không hề khác nhau.

Loading...