Có một tướng quân đã tham gia chiến tranh rất nhiều năm, ông cảm thấy chán chường, mệt mỏi vì chiến tranh nên đến xin thiền sư Đại Huệ Tông Niết để đi tu. Ông nói với thiền sư: “Thưa thiền sư, bây giờ tôi đã nhìn thấu hồng trần, xin thiền sư từ bi nhận tôi, cho tôi đi tu, xin thiền sư cho tôi làm đệ tử của thiền sư!”

Thiển sư nói: “Ông có gia đình của ông, có quá nhiều thói quen xã hội xấu, ông không thể đi tu được, chuyện này để nói sau.”

Tướng quân nói: “Thưa thiền sư! Bây giờ tôi có thể bỏ hết tất cả mọi thứ, vợ con, gia đình đều không thành vấn đề, xin thiền sư cạo đầu cho tôi đi tu ngay!”

Thiền sư nói: “Cứ từ từ đã.”

Tướng quân không còn cách nào khác đành ra về. Một hôm, mới sáng sớm tướng quân đã đến chùa để lễ Phật. Thiền sư Đại Huệ Tông Niết nhìn ông rồi hỏi: “Sao tướng quân sáng sớm đã đến lễ Phật rồi?”

Loading...

Tướng quân trả lời thiền sư bằng thiền ngữ: “Dậy sớm lễ Phật để giảm bớt nóng nẩy.”

Thiền sư cười nói: “Dậy sớm thế không sợ vợ đi gặp người tình à?”

Tướng quân nghe thấy thế rất tức giận, ông liền mắng: “Ông đúng là con quái vật già, nói chuyện sao vớ vẩn thế!”

Thiển sư Đại Huệ Tông Niết cười to: “Chỉ một câu nói là đã nổi nóng, tính tình nóng nảy như vậy làm sao đi tu được?”

Ý nghĩa của câu chuyện:

Nếu tướng quân này không biết tự kiểm điểm và không bỏ qua được mọi thứ thì sẽ rất khó để bước vào cửa Phật. Nhà Phật đề xướng mọi người tự kiểm điểm bản thân. Tự kiểm điểm bản thân là để có thể tự hiểu biết bản thân và đảm đương trách nhiệm trong cuộc sống của bản thân. Rất nhiều người không biết tự kiểm điểm, toàn đẩy trách nhiệm cho người khác. Trong cuộc sống có rất nhiều người như vậy, chẳng như là hai vợ chồng cãi nhau, hai người chỉ trích, đổ lỗi cho nhau nhưng lại không biết tự kiểm điểm bản thân dẫn đến hạnh phúc tan vỡ; hoặc như trong công việc người này đổ lỗi cho người kia không ai dám đứng ra nhận trách nhiệm….

Tự kiểm điểm là phương pháp quan trọng nhất để hoàn thiện đạo đức, là liều thuốc tốt nhất để sửa chữa lỗi lầm. Tự kiểm điểm mang lại một tia ánh sáng cho tâm hồn hỗn độn của mình. Khi mình lạc đường, khi mình rơi vào cạm bẫy tội ác, khi linh hồn của mình trở nên xấu xa, khi mình kiêu ngạo, tự đắc, tự kiểm điểm như là nước suôi trong suốt, sẽ quét sạch những sự thiếu học hỏi, nông nổi, sa sút ý chí, sự tự mãn, kiêu ngạo trong tư tưởng của mình, để mình có thể tìm lại sự trong lành, hăng hái, hùng hồn và cao nhã, để cuộc sống đầy màu sắc và sức sống.

Tự kiểm điểm là một quá trình đau khổ tự giải phẫu cho mình. Nó giống như một người cầm dao tự cắt đi cái u ác của mình, cần phải có dũng khí. Khi nhận ra sai lầm của mình dù có thể sẽ cảm thấy mình hơi mất lịch sự thì mọi người vẫn nên đối xử với nó một cách thẩng thắn, nhưng đây không phải một chuyện dễ dàng. Biết được tự kiểm điểm là trí tuệ lớn nhất; dám tự kiểm điểm là dũng khí lớn nhất. Cắt đi u ác có thể sẽ phải chịu đựng đau đớn rất lớn, cũng sẽ để lại vết sẹo, nhưng nó lại là cách duy nhất để chữa bệnh. Người xưa nói: “Lỗi lầm của quân tử cũng như là nhật thực và nguyệt thực. Khi phạm sai lầm thì ai cũng nhìn thấy, thay đổi sửa chữa thì ai cũng sẽ kính trọng”. Ý của câu này là, sau khi nhật thực, mặt trời sẽ càng rực rỡ và huy hoàng hơn; sau khi nguyệt thực, mặt trăng sẽ càng trong sáng hơn. Lỗi lầm của quân tử cũng giống như nhật thực và nguyệt thực, ai cũng sẽ nhìn thấy, nhưng sau khi thay đổi và sửa chữa cũng sẽ nhận được càng nhiều người kính trọng.

Loading...