Ngoại cảm là năng lực truyền thông đặc biệt giữa người có năng lực này với người âm ở thế giới vô hình. Năng lực truyền thông đó không sử dụng bằng các giác quan của mắt, tai, mũi, lưỡi và thân như con người ở thế giới thông thường. Năng lực ngoại cảm có thể giúp nhà ngoại cảm cảm nhận được tần số tâm thức với các vùng cảm giác và nhận thức của vong linh, đặc biệt của người còn sống thông qua phương diện sắc diện, liên hệ đến bệnh tật và tuổi thọ của họ. Nhà ngoại cảm khi phát hiện ra năng lực đặc biệt này có người cho rằng đó là người nửa âm, nửa dương, nhưng theo đạo Phật thì do con người đóng vai trò rất quan trọng, mang lại niềm hy vọng và hạnh phúc cho hàng ngàn gia đình vốn có những thao thức muốn biết thân phận của thân bằng quyến thuộc đã chết trong các cuộc chiến, do thiên tai hoặc tai nạn gây ra. Công việc của nhà ngoại cảm là bắt nhịp cầu giúp cho sự đoàn tụ, mang hạnh phúc đến cho người sống và kẻ mất chẳng những mang ý nghĩa về phương diện xã hội mà nó còn là nghi thức thực tập mang tính chất trị liệu và chuyển hóa rất lớn.

Như thế nào thì được gọi là nhà ngoại cảm?

Trên thế giới những người xuất hiện khả năng đặc biệt hay phi thường gọi là khả năng tâm linh và thời điểm có khả năng xảy ra thì gọi là xuất hiện tâm linh. Những người có giác quan thứ sáu trở lên nghĩa là vượt ra ngoài giới hạn của năm giác quan thông thường thì người đó gọi là nhà ngoại cảm. Hiệp hội cận tâm lý học của Mỹ đưa ra một số định nghĩa và thuật ngữ mang tính chất định hướng cho các hoạt động nghiên cứu tâm linh. Tuy nhiên các nhà ngoại cảm phát tiết năng lực đặc biệt cũng trong từng thời điểm. Ở một độ tuổi nào đó họ nhìn đâu cũng thấy vong, thấy mộ nhưng ở thời gian khác thì khả năng ấy biến mất. Họ trở lại một người hoàn toàn bình thường.

Chết là gì?

Chết là một trạng thái của tự nhiên khi một sự vật chuyển từ hình thức tồn tại khả giác vĩ mô sang một hình thức phi giác quan vi mô. Nói cách khác, chết không phải là kết thúc mà chỉ là một sự biến đổi trên một chặng đường vận động không ngừng nghỉ của vạn vật.

Tái sinh là gì?

Loading...

Khái niệm về sự tái sinh không phải là một khái niệm đặc thù của Phật Giáo mà đấy chỉ là một học thuyết chủ trương sự và học thuyết này phát sinh từ một chủ thuyết bí truyền thiếu hẳn sự minh bạch và chủ xướng một linh hồn có thể trú ngụ trong nhiều thân xác khác nhau.

Mối quan hệ giữa ngoại cảm chết và tái sinh

Nhà ngoại cảm có thể nghe được các tần sóng âm cao thấp khác nhau từ thượng giới, trung giới, hạ giới, tích tụ và giải mã chúng một cách chuẩn xác về nội dung cũng như những gì mà thế giới cõi âm đang gởi gắm cho thân bằng quyến thuộc đang còn sốngThế giới cõi âm là thế giới xã hội giống như con người trên dương thế, tuy nó không có cấu trúc trật tự, không có ranh giới giữa các quốc gia và người âm xuất thân từ nhiều quốc tịch khác nhau, nhưng khi qua đời họ trở thành những người mà đời sống chỉ liên hệ đến dòng cảm xúc, tri giác, tâm tư và nhận thức. Thế giới vật lý đối với họ chỉ là ảo giác được hình thành bởi những gì quan trọng và ấn tượng nhất trong cuộc đời, và khi qua đời những ấn tượng đó vẫn còn lưu giữ lại tạo ra trường sinh học. Nhờ vào sự hội tụ của trường sinh học mà nhà ngoại cảm có thể tiếp nhận và thấy được vong hồn  với vóc dáng, hình thù giống hệt như lúc còn sống.

Ngoại cảm, cái chết và tái sinh dưới cái nhìn của Phật giáo

Quan điểm của Phật giáo giữa ngoại cảm, cái chết và tái sinh chỉ là một dấu chấm trên một đường thẳng dài được kết nối bằng hàng triệu, hàng nghìn các dấu chấm khác. Mỗi một đời sống,chết và tái sinh của mấy mươi năm chỉ là một dấu chấm, đừng quan niệm chết là hết, hoặc chết là dấu chấm cuối cùng. Nhờ niềm tin như thế nên sau khi qua đời chúng ta hướng tâm về đời sống tùy theo nghiệp dẫn dắt mình đi, từ bỏ được quan niệm tiếc nuối, sợ hãi, chấp trước, nhất là tình cảm giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái, tình thân hữu.  Tất cả sợi dây tình cảm quyến luyến đó đối với thế giới cõi âm đều là sợi dây xích. Thể hiện tình cảm thương yêu nhiều chừng nào thì sự trói buộc trong tiến trình sinh tử sẽ diễn ra nhiều chừng đó. Mỗi giọt nước mắt, dòng cảm xúc sầu khổ, đau thương, hoặc mỗi sự quyến luyến, bịn rịn của những người còn sống đều có thể khiến cho người quá cố động lòng trắc ẩn, nhất là người có tinh thần trách nhiệm, là trụ cột kinh tế của gia đình sẽ không an tâm mà ra đi vĩnh viễn. Quy luật tâm lý lúc còn sống ảnh hưởng nhiều đối với hương linh sau khi qua đời. Do đó, để có tiến trình tái sinh tốt thì thân bằng quyến thuộc cần hỗ trợ cho hương linh một cách đắc lực. Hỗ trợ quan trọng liên hệ đến các quy luật mà bản chất của nó giúp hương linh tháo gỡ được sự chấp trước về cái tôi. Theo quan điểm Phật giáo thì cái tôi được hình thành bởi năm tổ hợp hình hài, cảm xúc, tri giác, tâm tư và nhận thức. Khi một hương linh qua đời, năm tổ hợp đó chỉ còn hai đó là hình hài và ý thức. Hình hài và ý thức bắt đầu bị tách đi theo cách thức ly tâm vĩnh viễn, trong khi bản chất tâm thức của hương linh lại cố níu kéo vào hình hài, vóc dáng, và càng níu kéo nhiều chừng nào thì tiến trình tồn tại với cảnh giới cõi âm diễn ra tỉ lệ thuận nhiều chừng đó. Vì vậy, tại sao có tình huống người thì qua đời chỉ vài phút sau là đã đi tái sanh, nhưng cũng có người phải mất đến mấy mươi năm hoặc thậm chí là vài thế kỷ vẫn chưa thể siêu sinh.

Ngoại cảm, cái chết và tái sinh dưới cái nhìn của khoa học

Những quan điểm mà bên chống đối sự tồn tại của khả năng ngoại cảm đưa ra lại có rất nhiều lợi ích đối với công chúng. Một số người đã phủ quyết sự tồn tại của ngoại cảm đã giúp cho công chúng có cái nhìn sâu sắc và công bằng hơn về những hiện tượng siêu nhiên đang tồn tại.Còn vấn đề về cái chết và tái sinh thì một số nhà khoa học cho rằng sau khi chết con người sẽ trở về với nguyên lý vật chấ. Sinh ra từ vật chất, phát triển ý thức, sống và làm việc trong cuộc đời; đến lúc già, bệnh và chết là dấu chấm cuối cùng, sau cái chết sẽ không còn gì nữa.

Có những loại ngoại cảm nào?

Ngoại cảm bẩm sinh xuất hiện từ khi con người có mặt trong bụng mẹ

Năng lực ngoại cảm của các nhà ngoại cảm bẩm sinh rất cao, và thời gian tồn tại có thể đến cuối đời. Tại Ấn độ, thời của đức Phật có rất nhiều nhà tiên tri . Chẳng hạn nhà tiên tri A-tu-đà biết rất rõ về tướng trạng và những dự đoán của ông về cuộc đời đức Phật khá chuẩn xác và thành công.

Ngoại cảm sau một biến cố

Nhà ngoại cảm sau một biến cố chấn động đến lớp vỏ não khiến nó bị thay hình đổi dạng. Dù cũng là con người như bao con người khác nhưng năng lực nhìn thẩm thấu, nghe thẩm thấu và truyền thông thẩm thấu của họ đặc biệt cao hơn chúng ta. Đến độ trong khoảng thời gian vài năm đầu như trường hợp nhà ngoại cảm Bích Hằng, cô không tin mình có năng lực đó. Năng lực ngoại cảm do biến cố thập tử nhất sinh có thể tồn tại với con người trong 10 năm, 20 năm, 30 năm hoặc có thể suốt đời, tùy theo đời sống tâm linh và sinh hoạt tinh thần của nhà ngoại cảm như thế nào. Nếu nhà ngoại cảm đó có đời sống tinh thần vững chãi như người xuất gia thì năng lực ngoại cảm này có thể sống mãi với họ suốt cả cuộc đời và theo truyền thống tái sinh của đạo Phật, ở đời sau họ lại tiếp tục duy trì được nguồn năng lực ngoại cảm cho nên họ có khả năng đặc biệt hơn những người khác.

Ngoại cảm do đào tạo và huấn luyện

Nhà ngoại cảm được đào tạo và huấn luyện có thể học hỏi được một số năng lực truyền thông, nhưng giá trị của năng lực này có một giới hạn nhất định. Họ có thể cảm nhận được sắc thái con người và dự đoán được người này đang bị vương vào chứng bệnh nào, chết theo cách thế ra sao ở mức độ đơn giản nhưng không thể có được năng lực đặc biệt như nhà ngoại cảm bẩm sinh hoặc nhà ngoại cảm sau biến cố nhất sanh thập tử như vừa nêu.

Cái chết và sự tái sinh chi phối bởi nghiệp

Dòng chảy của nghiệp qua nghề nghiệp và những gì được lặp đi lặp lại sẽ trở thành quán tính của hành vi. Chính quán tính nghiệp đẩy con người tái sinh theo một quỹ đạo mà đôi lúc người chuẩn bị ra đi không có sự lựa chọn. Tất cả người chết phải tái sinh theo sức đẩy của nghiệp. Sức đẩy này tạo ra sự thiên sai vạn biệt của sinh giới với những yếu tố bẩm sinh, cá tính, khuynh hướng, lối sống vốn chịu ảnh hưởng từ cộng nghiệp văn hóa, phong tục tập quán khác nhau. Chẳng phải ngẫu nhiên mà con người có và duy trì được phong tục tập quán khác nhau. Trong tiến trình tái sinh, tất cả thói quen của văn hóa, phong tục tập quán và lối sống được lưu giữ lại dưới dạng thức năng lực nghiệp. Năng lực nghiệp chi phối khuynh hướng sống của con người từ lúc có mặt trong bào thai người mẹ. Nghiệp cảm tương thích giữa người mới chết và cha mẹ tương lai sẽ tạo ra sự đi về của tái sanh. Ở đây cần có sự tương ứng nghiệp, cùng họ hàng nghiệp thì sự tái sinh mới hình thành được, theo đó, người mới được sinh ra sau mười tháng có cùng mẫu số nghiệp với cha mẹ và họ hàng để cùng chịu một hệ cộng nghiệp được thể hiện qua gien di truyền, tướng mạo, màu da, bối cảnh gia đình và lối sống. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn đức Phật đã có câu trả lời làm thỏa mãn những người tò mò về sự ra đi của người đã giác ngộ. Phật đưa ra hình ảnh ẩn dụ về cái chết và tái sinh của các bậc chứng đạo cũng tương tự như vầng mặt trời. Cũng giống như sự xoay chiếu của mặt trời 12 tiếng vào ban ngày vừa kết thúc thì bóng tối cũng bắt đầu xuất hiện. Lúc đó, không có nghĩa là mặt trời bị mất đi nó vẫn tiếp tục rọi sáng ở nửa bên kia trái đất, nghĩa là mặt trời vẫn tiếp tục tồn tại vào ban đêm ở cảnh giới mà ta không thấy được. Điều đó chứng tỏ cái chết và tái sinh của các bậc chứng đạo đi theo nguyện ước của các ngài miễn là nơi nào có nhân duyên và thông qua nhân duyên đó thì  an vui và hạnh phúc của chúng sanh được thiết lập.

Thần thông và ngoại cảm

Phật giáo đề cập đến khái niệm thần thông tức những năng lực đặc biệt, mà theo ngôn ngữ ngày nay một phần trong số đó được hiểu đồng nghĩa với ngoại cảm. Ngoại cảm liên hệ đến hai năng lực nhìn thẩm thấu và nghe thẩm thấu. Cái nhìn thẩm thấu giúp nhà ngoại cảm có thể nhìn xuyên dưới lòng đất, đoán biết, hoặc chỉ vẽ sơ đồ ở một nơi rất xa đến hàng trăm cây số mà họ chưa từng đặt chân tới bao giờ. Thế nhưng các mô tả đó lại chính xác đến từng chi tiết, sự kiện, dữ liệu diễn ra trong quá khứ và có mặt ở hiện tại. Năng lực thẩm thấu đặc biệt này được các nhà khoa học gọi là con mắt thứ ba, và kinh điển đạo Phật gọi đó là thiên nhãn thông.  Nhà ngoại cảm có khả năng nghe rất rõ những cuộc truyền thông và đối thoại trực tiếp với người cõi âm, do bởi họ có một phần của thiên nhĩ thông. Họ nắm bắt được tần số tâm thức của vong hồn đã qua đời, từ đó tạo ra điểm hội tụ mà khoa học gọi đó là trường sinh học. Mức độ tập trung cao độ bao gồm các yếu tố về tâm lý, sức khỏe, thời tiết và lòng thành của thân bằng quyến thuộc còn sống hỗ trợ cho trường sinh học hội tụ rõ rệt hay mờ ảo. Năng lực tâp trung vào đời sống tinh thần và tâm linh của nhà ngoại cảm càng cao thì điểm hội tụ trường sinh học càng lớn, giúp cho độ phán đoán về phương vị cũng như nơi ở của hài cốt hoặc hương linh được chính xác và không thể nhầm lẫn trong tình huống có sự trùng tên với nhau giữa các hương linh.

Ngoại cảm, chết và tái sinh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau mà trong đó có thể thấy ngoại cảm được xem là một khả năng đặc biệt của con người nhưng vấn đề này cho tới bây giờ chưa được khoa học chứng minh. Người có khả năng ngoại cảm không sử dụng những giác quan bình thường, mà có khả năng cảm nhận bằng giác quan thứ sáu rõ ràng và liên tục hơn những người thường như khả năng nói chuyện với người chết, khả năng theo dõi con người, tiên đoán tương lai, biết được quá khứ của một thực thể nào đó.

Loading...