Cuộc sống con người được tính từ lúc sinh ra cho đến khi trút hơi thở cuối cùng giã từ cuộc sống. Khoảng thời gian ấy được thâu tóm qua hai từ sinh và tử hai từ ấy có lẽ là hai từ quan trọng nhất trong kiếp sống nhân sinh. Chúng ta có thể thấy lễ tang theo truyền thống Phật giáo được thực hiện theo những tập quán cổ truyền của dân tộc và thể hiện quan niệm của cộng đồng về cái chết. Người phật tử luôn biết rằng chết không phải là hết mà chúng ta sẽ gặp lại người chết ở kiếp sống sống mới ở một hình thức mới và sẽ đóng vài trò mới.
Nghi thức Phật giáo dành cho người chết
Trước khi qua đời thì bạn bè và gia đình cùng tập trung xung quanh người chết để làm cho họ được an lòng. Một sư thầy hay sư cô thường được thỉnh đến để trợ giúp. Những vị này sẽ dẫn chúng cầu nguyện tụng kinh xung quanh giường của người chết đây là một điều rất quan trọng theo truyền thống tang lễ Phật giáo.
Chuẩn bị cho nhục thân người chết theo tang lễ Phật giáo
Người quá cố sẽ được tắm và mặc quần áo sau khi họ qua đời. Đây là truyền thống được gia đình và bạn bè thực hiện. Đồ mặc cho người quá cố là những quần áo mà bình thường người ấy hay mặc để chuẩn bị cho cuộc hành hương tâm linh của họ.
Quan điểm của Phật giáo về tỉnh thức, xem quan và thăm viếng
Quan tài được đặt trong nhà trong ba ngày để mọi người tưởng niệm, chia buồn và đặt vòng hoa tang theo truyền thống. Nếu có người đến thăm viếng hay xem quan thì thường đơn giản bao gồm lạy bình thản, tụng kinh giống như tại giường người chết. Việc này có thể diễn ra ở những nơi thích hợp mà người đưa tang muốn. Các sư thầy hay sư cô thường có mặt cạnh bên. Nhục thân được đặt trong một quan tài đơn giản mở ra cho mọi người cùng đến viếng và bày tỏ sự tôn kính. Một bàn thờ được đặt ở đầu quan tài với hình ảnh người chết, các vị thánh và hóa thân của Đức Phật. Thêm vào đó, bàn thờ còn có đèn cầy, nhang, hoa và quả.
Hỏa táng xác người chết
Phật giáo cho phép cả hỏa táng và an táng nhưng hỏa tang là phương pháp thường được dùng với các Phật tử vì Đức Phật đã được hỏa táng. Hỏa táng là hình thức an táng người chết bằng cách dùng lửa để thiêu xác người chết. Trong Phật giáo thường dùng chữ trà tỳ để thay cho từ hỏa táng, do vậy lễ hỏa táng của đức Phật và các Hòa thượng thường được gọi là lễ Trà tỳ. Hình thức lễ táng này đang được phát triển và phổ biến nhất hiện nay. Sau khi chết, xác người chết được mang đến nơi hỏa táng để thiêu xác người chết ấy thành tro bụi. Ngày xưa thì xác người chết được đốt bằng củi. Sau khi cháy hết thì người thân thâu nhặt tro cốt của người chết rồi rải trên núi rừng, hay thả xuống sông, biển. Ngày nay thì xác người chết thường được đem đến những dịch vụ hỏa táng để đốt bằng củi hay bằng ga sau đó sẽ thu lấy tro cốt để vào trong một cái hủ rồi đem thờ tại các chùa.
Tang lễ Phật giáo và hình thức nghi lễ tưởng niệm
Tang lễ Phật giáo có thể có nhiều dạng khác nhau ở nhiều nơi khác nhau. Điều cơ bản là thường được tổ chức theo phong cách Phật giáo tiêu biểu với sự khiêm tốn, tôn trọng và bình thản. Điều này có nghĩ là nghi lễ kéo dài trong khoảng 45 phút đến một giờ và có thể diễn ra tại chùa hay nhà của người quá cố. Khi đến viếng thì những người viếng nên đến trước bàn thờ, chắp tay cúi chào và yên lặng cầu nguyện một chút hay xin người quá cố tha thứ trước khi ngồi xuống với mọi người và trước khi nghi lễ cầu nguyện bắt đầu.
Kéo dài lễ tưởng niệm và thương tiếc theo Phật giáo
Theo truyền thống Phật giáo thì sẽ tưởng niệm người chết trong 49 ngày vì mọi người tin rằng đó là thời gian cần thiết cho một linh hồn được tái sinh. Nghi lễ được gia đình và bạn bè tổ chứ mỗi tuần một lần sau khi hỏa táng. Nếu nhục thân được an táng, nghi lễ sẽ được tổ chức mỗi ba ngày. Nghi lễ bao gồm tụng kinh và cầu nguyện theo kinh, giống như tại các nghi thức tang lễ sau đó. Tuy nhiên, các nghi lễ này thường là thông dụng và thư thường đơn giản hơn.
Trong quan hệ xã hội việc tổ chức một đám tang linh đình và trọng thể cũng chứng tỏ phần nào danh vọng của gia đình cũng như là bày tỏ sự kính trọng đối với người thân quá vãng của mình. Nhưng là một Phật tử chúng ta không nên chạy theo hình thức bên ngoài mà tổ chức tang lễ của người thân mình một cách cầu kì và tốn kém nhưng nên chú trọng về nội dung tổ chức tang lễ đơn giản nhưng lại trang nghiêm, trong lời kinh, tiếng kệ, câu niệm Phật… trợ giúp người thân của mình sớm được siêu thoát.