Bàn Khuê thiền sư được mọi người tôn kính. Một lần, có người học sinh của ông ăn trộm bị bắt được, mọi người đều yêu cầu đuổi người này ra khỏi sư môn nhưng Bàn Khuê thiền sư không làm thế, ộng lấy sự nhân từ khoan dung của mình tha lỗi cho người học sính này. Nhưng chẳng được bao lâu, người này lại ăn trộm nên bị bắt. Mọi người đều cho rằng tật xấu của anh ta khó sửa, yêu cầu trừng phạt nặng anh ta, nhưng Ban Khuê thiền sư vẫn không xử phạt. Các học sinh khác liền cùng nhau dâng thư, biểu thị nếu không xử phạt người học sinh này, họ sẽ giải tán bỏ đi.

Ban Khuê xem thư của họ xong, gọi các học sinh đến trước mặt nói: “Các con đều có thể hiểu rõ thị phi, đây là điều khiến ta vui mừng, an ủi, các con là học sinh của ta, nếu các con cho rằng ta dạy không đúng, hoàn toàn có thể đi tìm chỗ khác, những ta không thể không quản học sinh trộm cắp này, bởi vì anh ta vẫn còn chưa phân biệt thị phi, nếu như ta không dạy anh ta, ai dạy anh ta đây? Thế nên, bất kể thế nào, cho dù các con đều rời bỏ ta, ta cũng không thể bỏ anh ta, vì anh ta cần ta giáo huấn.”

Người học sinh trộm cắp nghe lời Ban Khuê thiền sư, cảm động rơi nước mắt, tâm hồn vì thế mà được thanh tẩy, từ đó về sau không còn ăn cắp đồ người khác nữa. Đây chính là sức mạnh của sự lương thiện, cho dù chỉ là một lời nói thiện.

Cổ nhân nói: “Dữ nhân thiện ngôn/ noãn vu bố bạch.” Ý là một câu nói chứa đầy thiện ý thường có sức mạnh vô hình mà to lớn, nó không chỉ làm ấm áp lòng người mà còn cho con người hi vọng và niềm tin.

Lời nói thiện ý tất nhiên phải xuất phát từ lòng thiện trong tim, người nói câu chứa đầy thiện ý nhất định phải là người trong lòng nhân từ và lương thiện. Thiện ý xuất phát từ trong nội tâm được biểu đạt thông qua những lời nói thiện ý dễ khiến người ta cảm động nhất. Phật pháp cực kì chú trọng đến sự lương thiện, khuyên người ta hướng thiện là một trong những giáo lý lớn, hơn nữa điều thiện không chỉ thể hiện ở lời nói mà còn ở sự bao dung và sửa chữa đối với cái ác.

Loading...

Ngôn ngữ là một công cụ quan trọng để con người biểu đạt tư tưởng, thể hiện tín ngưỡng, là cầu nổi quan trọng để kết nối quan hệ giao tiếp, mọi người đều dùng ngôn ngữ để giao lưu và liên lạc tình cảm, làm sâu sắc thêm tình hữu nghị. Vì thế, thiện và ác trong biểu đạt ngôn ngữ trực tiếp ảnh hưởng đến sự giao lưu và giao tiếp giữa con người.

Ngôn ngữ có thiện ý thường làm cho người ta thấy được ưu điểm của người khác, xóa bỏ cái không phải của người khác; ngôn ngữ thiện ý còn có thể biến chuyện to thành chuyện nhỏ, chuyện nhỏ biến thành không có; ngôn ngữ thiện ý còn có thể dẹp bỏ oán hận, làm láng giềng hòa thuận, đoàn kết mọi người. Một câu nói thiện ý có thể làm người khác được dẫn dắt, khơi dậy lòng tự tin của họ, cho họ sức mạnh vô cùng.

Loading...