Phật pháp thật sự là yêu cầu con người có thể nắm bắt tấm lòng của bản thân. Đừng để cho lòng mình rối loạn, nếu lòng người rối loạn, sống trên đời sẽ cảm thấy vất vả. Lúc người muốn làm sạch tâm hồn, thường sẽ dùng lí trí để điều khiển, nhưng kết quả làm như thế sẽ hoàn toàn ngược lại. Khi nói với bản thân: “Không nên động lòng, không nên động lòng”, thực ra những lúc này đã động lòng rồi. Nhắc nhở bản thân: “Không nên dao động tâm hồn”, thực ra những lúc này đã dao động tâm hồn rồi. Làm sạch tâm hồn thật sự không phải là cố tình điều khiển nó, cũng không phải cố tình nắm bắt nó. Lúc nào cũng hiểu rõ lòng của mình, lòng sẽ không bị dao động. Lòng không dao động con người sẽ không bị những mê hoặc hấp dẫn để làm sạch bản thân.

Về dao động lòng người, câu chuyện mọi người thường biết là “Gió động, phướn động, tâm động” của lục tổ Huệ Năng, dưới đây sẽ nói một câu chuyện mới của hai thiền sư:

Có một lần thiền sư Ngưỡng Sơn thỉnh thị thiền sư Hồng Ân: “Tại sao tôi không thể nhận thức bản thân thật nhanh chóng?”

Thiền sư Hồng Ân trả lời: “Tôi ví dụ cho người nghe, nếu như một phòng có 6 cửa sổ, trong phòng có một con khỉ, nhảy tung tăng, ở bên ngoài nhìn cửa sổ nào cũng hiện ra một con khỉ, giống như là có 5 con khỉ đang đuổi theo con tinh tinh từ phía Đông, Tây, Nam, Bắc. Con tinh tinh đập từng cửa sổ một, như là cửa sổ nào cũng có một con tinh tinh. Sáu con khỉ, sáu con tinh tinh, thật là khó để nhận ra được con nào mới là mình.”

Thiền sư Ngưỡng Sơn nghe xong, biết là thiền sư Hồng Ân là đang nói sáu giác quan trong người ông (mắt, tai, mũi, lưỡi, tay, ý thức) và theo đuổi sáu hồng trần bên ngoài (sắc, âm, hương, vị, xúc, pháp), ồn ào, hấp dẫn, quấy rầy nhau, như là sao trên trời, như là con phù du không im được, cứ như thế này làm sao nhận được ai mới là bản thân? Vì vậy ông đứng dậy cảm ơn: “Cảm ơn ông đã ví dụ để cho tôi hiểu được mọi chuyện, nhưng nếu con khỉ trong phòng đang ngủ, con tinh tinh ở ngoài lại muốn gặp nó, thì phải làm sao?”

Loading...

Thiền sư Hồng Ân xuống giường, kéo tay thiền sư Ngưỡng Sơn, vừa múa vùa nói: “Giống như ở trong ruộng, để tránh con chim ăn mất lương thực trong ruộng thì phải làm một bù nhìn rơm. Có câu nói là “Cũng như là bù nhìn trông chim, không cần phải lo các con vật bao quanh đây”.

Trong cuộc sống, tinh thần của rất nhiều người chịu ảnh hưởng từ ngoài, thậm chí có những người nhận thức và đánh giá mình theo thái độ của người khác, lẫn lộn đầu đuôi. Nếu dùng một câu nói thông tục để khái quát câu nói của thiền sư Hồng Ân, thì là: Đi đường của mình, mặc kệ người khác nói những gì.

Lúc Anh Sáp vừa làm tướng quân, trong lòng rất vui. Mỗi lần hành quân, Anh Sáp thường thích đi sau đội ngũ. Có một lần trong quá trình hành quân, kẻ địch cười anh ấy, nói: “Mọi người xem này, Anh Sáp đâu giống một tướng quân, giống như một người chăn nuôi.”

Anh Sáp sau khi nghe những lời này, anh ấy đl giữa đội ngũ, kẻ địch lại cười: “Mọi người xem này, Anh Sáp đâu giống một tướng quân, trông chẳng khác gì một người nhát gan, phải trốn trong đội ngũ.”

Anh Sáp nghe rồi lại đi đằng trước đội ngũ, kẻ địch lại nói: “Mọi người xem này, Anh Sáp dẫn quân đi chiến đấu còn chưa thắng lần nào, anh ấy đã kiêu ngạo, dám đi đằng trước đội ngũ, đúng là người không biết xấu hổ!”

Anh Sáp nghe rồi, anh nghĩ trong lòng: “Nếu chuyện gì cũng nghe theo lời người khác, bản thân có khi cả đi bộ cũng không biết đi nữa. Từ đó, thích đi như nào là anh ấy đi như thế.

“Đi đường của mình, mặc kệ người khác nói những gì!.” Có ai có thể đi bộ thay bạn không? Có ai có thể quyết định hộ bạn không? Đáp án tất nhiên là không. Mình phải làm chủ cho cuộc đời và mệnh vận của mình. Con người phải phán đoán theo lòng của mình, không nên chịu ảnh hưởng của những thứ ở bên ngoài.

Tại sao con người khó nhất là nhận thức bản thân? Chủ yếu là vì trong lòng bị ảnh hưởng. Giống như một cái gương, bị bụi bẩn che mất thì không thể chiếu rõ hình ảnh. Thật lòng không rõ ràng, vọng tâm sẽ làm chủ con người, lúc nào cũng nghĩ đến những chuyện ở ngoài, tấm lòng không tập trung được vào một chuyện, không muốn nghỉ ngơi. Cơ thể của con người giống như một làng quê, trưởng làng đã bị giam cầm, bị sáu kẻ cướp (sáu nhận thức) chiếm mất, chúng ở đây hoạt động phá hoại, để cho người dân sống không yên ổn. Tâm không dao động thì mới có thể thật sự nhận ra bản thân, gặp thuận lợi không dao động tấm lòng, gặp khó khăn cũng không dao động tấm lòng, không bị những thứ ở bên ngoài ảnh hưởng.

Tình hình của đa số người hiện nay thường sẽ ngược lại, lúc gặp thuận lợi thì rất vui, lúc gặp khó khăn thì đau khổ không chịu được, như thế sẽ mang lại rất nhiều sự đau khổ. Thực ra những thứ bên ngoài mình gặp đều giống nhau cả, nếu chúng ta có thể hiểu được điều này thì sẽ không bị lục trần mê hoặc, cũng không bị lục thức che giấu.

Loading...