Phật xuống núi để du thuyết Phật pháp, trong một cửa hàng nhìn thấy một tượng của Thích Ca Mâu Ni, tượng được làm bằng đồng, hình dáng rất thật, thần thái tự nhiên, Phật rất vui. Nếu có thể mang tượng về chùa để khai khởi Phật quang của tượng này giúp đỡ người dân thì đúng là chuyện tốt, nhưng chủ cửa hàng đòi 5.000 đồng mới bán, không bớt đồng nào. Hơn nữa chủ cửa hàng thấy Phật có vẻ thích tượng này, nên chủ cửa hàng càng không chịu giảm giá.

Phật về đến chùa kể chuyện này cho các sư tăng nghe, các sư tăng rất sốt ruột, hỏi Phật định dùng bao nhiêu tiền để mua tượng đó. Phật nói: “500 đồng là đủ rồi”. Các sư tăng nói: “Làm gì có chuyện này?”

Phật nói: “Thiên lý vẫn còn tồn tại, sẽ có cách thôi, hồng trần vạn trượng, chúng sinh vô biên, tham vọng rất khó được thỏa mãn, những cái được không đủ bù cho những cái mất! Phật giáo vốn từ bi, phổ độ chúng sinh, chỉ nên cho người đó kiếm được 500 đồng này!”

“Thế nên phổ độ người đó như nào ạ?” Các sư tăng không hiểu.

“Cho người đó sám hối” Phật cười nói. Các sư tăng càng không hiểu. Phật nói: “Chỉ cần làm theo ta nói là được”.

Loading...

Đệ tử thứ nhất xuống núi để mặc cả với chủ cửa hàng, đệ tử giảm đến đúng 4.500 đồng, nhưng không mua được rồi lại về. Hôm thứ hai, đệ tử thứ hai xuống núi mặc cả với chủ cửa hàng, giảm đến 4.000 đồng, cũng không mua được rồi lại về. Cứ như thế này, cho đến lúc hôm thứ chín, đệ tử cuối cùng xuống núi mặc cả, giá giảm đến chỉ còn 200 đồng.

Nhìn thấy người mua đi mất từng ngày, giá càng ngày càng thấp đi, chủ cửa hàng rất sốt ruột, chủ cửa hàng mỗi ngày đều hối hận sao không bán theo giá của người hôm trước. Chủ cửa hàng tự trách mình tham quá. Đến hôm thứ mười, chủ của hàng nghĩ trong lòng, nếu hôm nay vẫn có người đến mua, cho dù trả bao nhiều tiền cũng sẽ bán ra.

Đến hôm thứ mười, Phật tự thân xuống núi, bảo là sẽ dùng 500 đồng mua tượng này, chủ cửa hàng rất mừng – cuối cùng vẫn có thể bán giá 500 đồng! Chủ cửa hàng bán luôn và còn tặng thêm một cối kệ. Phật nhận tượng đồng đấy và từ chối cái kệ, Phật chắp tay cười nói: “Biển khổ vô biên, chuyện gì cũng nên có mức độ! Thiện tai, thiện tai!”

Sau khi bán tượng, chủ cửa hàng nghĩ lại chuyện này, tự dưng hiểu rõ mọi chuyện, biết được là mình bị lừa nên quyết tâm lấy lại tượng. Vì vậy chủ cửa hàng lên núi, muốn mua lại tượng này bằng giá tiền đã bán ra. Phật thấy chủ cửa hàng có vẻ quyết tâm mua lại tượng này nên đòi phải có 5.000đ, không bớt đồng nào. Nhìn thấy chủ cửa hàng lưu luyến không nỡ rời, càng không chịu bớt giá.

Sau khi chủ cửa hàng đi, Phật nói chuyện này với các sư tăng, các sư tăng sốt ruột, hỏi Phật muốn bán tượng này bằng giá tiền bao nhiêu. Phật nói: “Chỉ cần 50.000 đồng thôi”. Các sư tăng nói: “Làm sao mà được?”. Phật nói: “Thiên lý vẫn còn tồn tại, sẽ có cách thôi, hồng trần vạn trượng, chúng sinh vô biên, tham vọng rất khó được thỏa mãn, những cái được không đủ bù cho những cái mất! Phật giáo vốn từ bi, phổ độ chúng sinh, nên cho người đó cống hiến 50.000 đồng này!”

Hôm sau chủ cửa hàng sai tiểu nhị lên núi mặc cả với Phật, Phật bảo chắc chắn phải có 60.000 tệ mới bán được, cuối cùng tiểu nhị không mua được rồi xuống núi.

Cứ như vậy, cho đến hôm thứ chín, tiểu nhị cuối cùng lên núi, giá Phật đưa ra đã tới 200.000 tệ. Thấy giá tượng Phật ngày càng tăng, chủ cửa hàng rất sốt ruột, hôm nào ông cũng hối hận sao không mua theo giá hôm trước, ông tự trách mình ki bo quá. Đến hôm thứ mười, ông nghĩ trong lòng, cho dù hôm nay Phật đưa ra giá bao nhiêu, thì cũng sẽ mua lại ngay. Đến hôm thứ mười, chủ cửa hàng đích thân lên núi, Phật bảo là sẽ bán tượng bằng giá 50.000 tệ, chủ cửa hàng rất mừng – cuối cùng cũng có thể giảm xuống đến 50.000 tệ! Rồi ông mua luôn lại tượng và còn mất 10.000 tệ mua một cái kệ.

Phật nhìn bóng dáng của chủ cửa hàng, cười nói: “Khổ hải vô biên, chuyện gì cũng nên có mức độ! Thiện tai, thiện tai!”. Sám hối có thể chiến thắng kẻ thù trong lòng mình, quét dọn vết bẩn trong lòng mình, giảm nhẹ đau khổ tinh thần và làm sạch tinh thần của mình.

Ý nghĩa của câu chuyện:

Sám hối là sự kiên nghị luôn tự kiểm điểm lại bản thân mỗi ngày, là trí tuệ để buông dao xuống, là nói lời tạm biệt với những hành vi xấu của quá khứ. Nếu một người có nhu cầu sám hối, cũng là vì người đó đã phát hiện những thứ tốt đẹp và trong sáng hơn rồi.

Sám hối không phải một chuyện dễ, vì sám hối tức là bạn đã hoàn toàn thổ lộ nội tâm của bạn, nhìn thẳng vào lỗi lầm của mình, mà chuyện này với ai cũng không phải là chuyện dễ. Nó cần sự dũng cảm để đối mặt, nghiêm túc và thành thật biểu hiện lỗi lầm của mình, đó cũng là đường để đi đến trong sáng, thành tâm.

Sám hối có thể làm sạch linh hồn của mình. Trong quá hình sám hối, chúng ta có thể nhận ra và sửa lỗi lầm của mình, trên cơ sở này để tránh lại xảy ra những lỗi lầm như thế này, và không ngừng thay đổi và hoàn thiện bản thân.

Loading...