Hiện nay việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt đã có ở nhiều địa phương. Tuy nhiên cũng như nhiều hiện tượng xã hội khác thì nhiều người đã lợi dụng Đạo Mẫu và Hầu đồng để mưu cầu lợi ích cá nhân và làm giàu bất chính.Việc tùy tiện thực hành nghi lễ đang là vấn đề nhức nhối của Đạo Mẫu trong xã hội hiện nay. Có một thực tế là tình trạng thương mại hóa, sân khấu hóa và làm sai lệch nghi lễ hầu đồng đã diễn ra. Việc lợi dụng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, trong đó có nghi thức hầu đồng để làm biến tướng, trục lợi kéo theo mê tín dị đoan là một trong những nguy cơ cần phải được kiểm soát và ngăn chặn. Vậy làm thế nào để bảo vệ và phát huy việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu một cách lành mạnh cũng là việc đáng quan tâm. Chúng ta phải làm gì để nghi lễ hầu đồng được thực hành đúng với bản chất và ý nghĩa tốt đẹp của nó, để không bị biến tướng và trục lợi là một bài toán không hề dễ dàng.

Hầu đồng vốn là nét văn hóa tâm linh độc đáo

Nguồn gốc của nghi lễ hầu đồng

Hầu đồng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian xuất thân từ dòng Saman giáo. Về bản chất đây là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các tín đồ Saman giáo là những ông đồng, bà đồng. Các nghi lễ lên đồng thường được tổ chức nhiều lần trong một năm vào các dịp lễ tiết, thường là tại các lễ hội đền thánh, phủ mẫu. Thời gian lên đồng tốt nhất là vào buổi tối vì lúc đó mới dễ mời thần tổ giáng lâm. Địa điểm lên đồng thường được chọn ở một nơi gần nhà người bệnh trên một mặt bằng tương đối rộng, mặt bằng đó được quét dọn sạch sẽ, bởi vì thần linh không thích chỗ dơ bẩn. Nhưng cho đến nay, người dân và cả những người nghiên cứu trong và ngoài nước vẫn có những quan điểm trái ngược nhau về lên đồng. Có người cho rằng, lên đồng là nét văn hóa tâm linh, còn những người khác lại xem đây là hoạt động mê tín dị đoan.

Nghi lễ hầu đồng thể hiện điều gì?

Trong Truyền thuyết về lên đồng thì lên đồng được xem là phương thức để khai thông với thần linh. Nghi lễ lên đồng được lưu truyền liên quan đến quan niệm về bệnh tật của Saman giáo. Người Saman giáo cho rằng người ta mắc phải bệnh tật là do thần linh buồn bực mà làm cho linh hồn người bệnh không yên, thậm chí có thể đuổi linh hồn người bệnh đi. Bởi vậy, muốn làm cho người ta khỏi bệnh phải nghĩ cách làm cho thần linh vui mà không quấy nhiễu linh hồn người bệnh nữa. Người ta cho rằng cách tốt nhất để làm thần linh vui vẻ là nhảy đồng, lên đồng. Nghi thức lên đồng ở Việt Nam hiện nay còn mang nặng tính Saman. Tuy nhiên theo truyền thống tín ngưỡng Việt Nam việc lên đồng ngoài để giao tiếp với thần linh. Do đó, khi lên đồng linh hồn của người chết có thể nhập vào đồng cô, đồng cậu để trò chuyện với thân nhân đang sống. Thông qua cuộc trò chuyện âm dương này, người sống sẽ biết được những yêu cầu của người thân quá cố về mồ mả để điều chỉnh và cúng xin cho phù hợp. Đồng thời, thông qua cuộc đối thoại này, người sống cũng biết được vận mệnh tương lai của mình.

Loading...

Bản chất của hầu đồng là tốt

Hầu đồng chỉ có ý nghĩa nếu người hầu đồng thật sự đạt tới trạng thái yoga tinh thần một cách cao siêu. Có nghĩa là khi đó họ sẽ quên hết thực tại và bắt đầu tiếp cận được những bồng bềnh ảo ảnh thực hư, ẩn chứa trong tâm hồn và tư duy con người. Nếu không có điều ấy thì hầu đồng chỉ là một hình thức diễn xướng mà thôi. Chưa nói tới việc hầu đồng bị lợi dụng vào mục đích mê tín dị đoan. Nhưng, đi vào thành thị thì hình thức hầu đồng dần chịu sự chi phối của kinh tế, thương mại khi người ta gắn nó với các yếu tố của đời thường. Chẳng hạn là tâm lý tốt lễ dễ kêu đồ lễ càng đủ đầy, càng nhiều càng tốt. Làm như vậy thì hầu đồng đã đi xa khỏi bản chất của nó quá nhiều.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hầu đồng bị biến tướng

Sự trục lợi đã biến hầu đồng thành mê tín dị đoan

Trục lợi ở chuyện đồng bói và xin lộc. Nghĩa là những người hầu đồng lợi dụng chuyện thực thực hư hư của việc thần thánh nhập để bói toán  nhằm kiếm tiền từ những người tham dự hoặc những người tham dự càng đóng góp nhiều tiền thì sẽ được phát lộc càng to và làm ăn phát đạt. Chính sự trục lợi này đã biến hầu đồng từ một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng trở thành mê tín dị đoan.

Hầu đồng càng ngày càng có nhiều thay đổi tiêu cực

Bên cạnh các giá trị xã hội và văn hóa, một số người lợi dụng nghi lễ hầu đồng vì lợi ích cá nhân. Hầu đồng là để yên căn, yên số, yên bản mệnh chứ không phải nơi cầu xin những thứ vật chất đời thường. Vài năm qua, hầu đồng càng ngày càng có nhiều thay đổi tiêu cực. Không ít những người giàu sang đã tổ chức hầu đồng rất xa hoa và rất tốn kém với chi phí bỏ ra từ vài trăm triệu đồng đến cả tỷ đồng. Chính vì có hơi hướng đồng tiền mà hầu đồng bỗng mất đi vẻ đẹp văn hóa đặc thù của cư dân miền đồng bằng Bắc bộ. Và đáng lo ngại hơn Thanh Đồng đã trở thành một thứ nghề và những giá đồng cũng trở thành một dịch vụ có màu sắc mê tín dị đoan. Không ít nghệ sĩ nổi tiếng tham gia hóa thân Thanh Đồng với thù lao cao ngất ngưởng.

Chính mỗi chúng ta đang làm nét văn hóa này sai lệch

Không có một tín ngưỡng nào dạy con người làm những điều xấu xa chỉ có bản thân con người lợi dụng nó cho mục tiêu xấu xa mà thôi. Hầu đồng cũng vậy, bản chất nguyên sơ của nó là hành vi tín ngưỡng chứa đựng yếu tố tâm linh và văn hóa. Nhưng nó cũng không thoát khỏi bị lợi dụng. Niều đền phủ hiện đang bị biến dạng đi, theo hướng tiêu cực. Ngày nay thì lên đồng chủ yếu bị lợi dụng, kiếm tiền, làm giàu. Trước đây những người hầu đồng vốn được coi là có căn và gốc rễ này đã ăn sâu vào trong đời sống tinh thần cho nên những nghi lễ này được hiểu đúng và hành xử đúng với tâm linh với trình tự. Nhưng ngày nay đã xuất hiện một tầng lớp dân gian gọi là đồng đua vì họ không có căn cốt nên trong hành vi ứng xử bản thân họ cũng không biết thế nào là đúng, sai. Tuy rằng đồng đua cũng là một nhu cầu của bộ phận người dân.  Nói thì hơi to tát nhưng  mỗi người cần phải giáo dục trang bị những hiểu biết đúng đắn về hoạt động tín ngưỡng cho người dân. Một khi ta hiểu sâu gốc rễ cội nguồn tín ngưỡng và có niềm tin thực sự thì chính mỗi chúng ta sẽ hành xử đúng.

Cần làm gì để giữ nét đẹp hầu đồng

Cần có quy chuẩn thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu

UNESCO vinh danh yếu tố gốc của di sản đó là những nét đẹp, sự nhân văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. UNESCO cũng hướng đến khía cạnh thực hành của di sản bởi di sản muốn sống và phát huy giá trị phải đi vào cộng đồng. Nhưng nhiều người đang ngộ nhận và hiểu việc thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt chỉ là lên đồng, hầu đồng mà quên đi những yếu tố văn hóa truyền thống như trang phục, âm nhạc, múa… Vì hiểu chưa đúng nên thực hành sai và tạo cơ hội cho việc trục lợi từ di sản. Nhiều người đã kiến nghị  cơ quan quản lý cần xây dựng một bộ quy chuẩn về thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu để ngăn chặn biến tướng. Lâu nay đạo Mẫu phát triển tự do nhưng lại không có một quy chuẩn gì, trong khi đó nhiều thanh đồng lại thiếu một kiến thức đầy đủ về Tín ngưỡng thờ Mẫu. Vì vậy các cơ quan quản lý văn hóa cũng như các nhà chuyên môn cần xây dựng chương trình phổ biến kiến thức về đạo Mẫu nói chung và hầu đồng nói riêng để cộng đồng có những hiểu biết khoa học về di sản.

Con người cần hiểu rõ ý nghĩa thực sự của nghi lễ hầu đồng

Thực hành cơ bản của Tín ngưỡng thờ Mẫu bao gồm các lễ cúng, lên đồng, hát văn và lễ hội… Tuy nhiên, một số các thực hành như lên đồng, lễ cúng đã bị thương mại hóa, bị biến tướng. Trước đây chỉ cần chiếc khăn đỏ, một bộ quần áo đã có thể lên đồng, quà phát lộc chỉ cần vài trái táo tượng trưng. Song, tới giờ có những giá đồng chỉ riêng tiền phát lộc đã hàng chục triệu đồng, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Xu hướng vật chất hóa này khiến hầu đồng bị định kiến là hoang phí, khoe mẽ. Đó chính là biến tướng.

Chúng ta cần công nhận nghi lễ hầu đồng

Trước hết cần thừa nhận để quản lý nó. Công nhận hầu đồng tồn tại là một nghi lễ tín ngưỡng không thể tách rời đạo Mẫu, để phát huy mặt tốt và ngăn chặn những biến tướng, tha hóa của nó. Còn nếu mình càng mập mờ thì nó càng biến tướng phức tạp cho nên cần có một tiếng nói đồng thuận về nghiên cứu và quản lý. Thực tế hầu đồng đang phát triển trong xã hội đương đại và bên cạnh việc giáo dục người dân về tín ngưỡng,chúng ta cũng thấy rõ ràng không thể phục nguyên hầu đồng như diện mạo hồi những năm 50 của thế kỷ trước. Chúng ta chỉ có thể ngăn chặn, hạn chế những biến tướng phản văn hóa, xa lạ với con người và thuần phong mỹ tục nhưng một mặt, cũng cần phải nghiên cứu thấu đáo và thừa nhận bộ mặt thời đại của di sản.

Vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy giá trị di sản tín ngưỡng Thờ Mẫu vẫn là cộng đồng, là những người đang thực hành tín ngưỡng các ông đồng, bà đồng. Người dân cũng cần phải hiểu rõ tín ngưỡng thờ Mẫu không chỉ có lên đồng mà còn có cả lễ hội, sáng tạo văn chương và cả tình thương của người mẹ. . Mọi biện pháp quản lý có tính chất cực đoan sẽ rất khó bởi tín ngưỡng thờ Mẫu luôn là hiện tượng đi giữa hai lực một bên là quá khứ với các vị thánh, một bên là thái độ hiện tại của người dân đẩy nó lên. Trước kia, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu chỉ diễn ra ở đền, phủ và những người hát văn chỉ được hát trong những không gian thiêng đó. Trong thời hiện đại thì việc phục dựng để quảng bá tín ngưỡng là cần thiết. Tuy vậy chúng ta cần giữ đúng các nghi lễ, nghi thức và không thể mượn tín ngưỡng thờ Mẫu để buôn thần bán thánh.

Loading...