Tự tư là bản năng dục vọng tiềm ẩn nơi sâu nhất của tâm hồn con người, sự tồn tại và biểu hiện của nó thường không được con người phát hiện ra, người có dục vọng tự tư bất kể đến lợi ích của xã hội và của những người khác, nhất mực thỏa mãn nhu cầu của bản thân, khi dục vọng tự tư của bản thân đã được thỏa mãn thì an tâm hưởng thụ.

“Cuộc sống không phải dùng để tự tư” – Hoằng Nhất pháp sư khi còn sống đã từng đưa ra lời kêu gọi như vậy. Mục đích tu hành của ông không phải là vì sự siêu thoát cho bản thân mà là phổ độ chúng sinh, gánh vác những tội lỗi của chúng sinh, tự nguyện vì chúng sinh mà chịu khổ. Chỉ dựa vào một đôi vai của mình để gánh chịu mọi tội lỗi, đây chính là sự vô tư và vĩ đại của Phật giáo, là cảnh giới thật sự của đạo Phật.

Có ba anh em nhà kia, tuy chưa xuất gia nhưng luôn mong muốn cầu Phật học đạo. Thời gian qua đi, vì muốn có được ngộ giới cao hơn, họ hẹn nhau cùng ra ngoài vân du. Một hôm khi mặt trời lặn, họ đến một thôn trang, vừa hay gặp người chồng của vị phu nhân đó vừa mất, bà nuôi bảy đứa con nhỏ sinh sống. Hôm sau, khi ba anh em chuẩn bị lên đường, người em út nối với hai anh: “Hai anh đi trước để cầu Phật thôi! Em sẽ ở lại đây không đi nữa.”

Hai người anh rất bất bình với em, cho rằng em không có chí khí, vừa mới ra ngoài học đạo gặp một quả phụ đã động lòng, giận dữ phất tay áo mà đi. Người quả phụ thấy người em toát vẻ nhân tài, tự nguyện cùng nhau đính ước. Người em nói: “Chồng nàng vừa chết không lâu, chúng ta cùng nhau kết hôn thì không được. Nàng hãy vì chồng để tang ba năm, chuyện của chúng ta sau này hãy tính”.

Ba năm sau, thiếu phụ lại đưa ra yêu cầu kết hôn, người em từ chối nói: “Nếu bây giờ chúng ta kết hôn thì ta thật có lỗi với chồng nàng, hãy để ta để tang cho ông ấy ba năm”. Ba năm sau, thiếu phụ lại yêu cầu kết hôn, người em lại khéo léo từ chối: “Vì tương lai hạnh phúc mỹ mãn của hai bên, để không có gì hổ thẹn với lòng, tôi và nàng cùng để tang cho ông ấy ba năm rồi hãy kết hôn.”

Loading...

Ba năm, ba năm rồi lại ba năm, đã qua chín năm, con cái của gia đình này đều đã trưởng thành, người em thấy tâm nguyện giúp người của mình đã hoàn thành, liền từ biệt phu nhân, tự mình lên đường học đạo.

Một mình thiếu phụ nuôi dưỡng bảy đứa con còn nhỏ thật không dễ dàng, may thay có người em tự nguyện giúp đỡ bà. Người em không vào núi ngồi thiền, mà lại phục vụ cho gia đình cô nhi quả phụ, không bị ngũ trần lục dục của nhân gian biến đổi mà lại biến cái xấu xa thành cái trong sạch, có thể nói anh mới là người hiểu được đao Phật. Người gọi là Phật nếu có thể vận dụng linh hoạt thì cũng như con thuyền trong biển khổ, như ngọn đèn sáng trong đêm đen, càng tìm ra được cách làm tốt.

Câu chuyện này đã cho chúng ta một chỉ dẫn. Từ bi không chỉ là gốc rễ để thành Phật, từ bi thậm chí còn là gốc rễ để làm người. Một người mang tâm vô tư, thường đem nỗi khổ của người khác đặt vào trong tim, còn đặt lợi ích riêng của mình qua một bên, người này mới có thể trở thành Phật; ngược lại, trong thực tế có một số người thường chỉ lo bảo toàn cho bản thân, tự tư tự lợi, kết quả là càng xảy ra nhiều phiền não vô tận.

Trước đây có một người đi đường xa mỏi mệt và khát khô cổ. Ông ta nhìn thấy một đường dẫn nước làm bằng ống trúc nối lại, nước trong vắt đang nhỏ giọt chảy xuống liền vội vàng chạy tới uống, uống no nê xong, ông ta thỏa mãn nói với ống trúc: “Ta đã
uống no rồi, nước không cần chảy nữa. Ông ta nói xong, nước vẫn tiếp tục chảy nhỏ giọt, trong lòng liền giận dữ: “Ta nói ta đã uống xong rồi, ngươi không cần chảy nữa, sao ngươi vẫn cứ chảy.” Có
người nhìn thấy dáng vẻ của ông ta, tự mình cười thầm, tiến lên trước nói: “ông thật không có trí tuệ. Ông sao không tự mình rời đi, mà lại kêu nước không được chảy tới nữa?”

Con người trên thế gian đấu tranh trong thất tình lục dục, nhưng về lâu về dài những dục vọng khiến con người không ngừng nghỉ này sẽ sinh ra mệt mỏi, liền nghĩ: “Những sắc thanh hương vị thu hút lòng người này đừng có tới trước mặt ta nữa, làm cho ta nhìn thấy mà chán nản”. Nhưng ngũ dục vẫn cứ như cũ, không ngừng quấy rẩy lòng họ, khiến họ không yên mà trở nên giận dữ lại mắng nhiếc thêm lần nữa: “Ta muốn ngươi biến mất ngay lập tức, vĩnh viễn không được xuất hiện nữa, tại sao ngươi vẫn đến quấy rối, khiến lòng ta thêm phiền não?”. Người có trí tuệ sẽ nói: “Một người muốn tránh xa khỏi ngũ dục thì phải bỏ được lục tình của mình, khép lại mọi tâm nguyện, không sinh vọng tưởng, như vậy mới được giải thoát. Hà tất cứ cố chấp những chuyện trước mắt, rồi lại mong cho nó không xảy ra?”

Thực ra, đây đều do tâm tự tư của con người tác quái, tự tư là một trong những thói xấu thâm căn cố đế của con người.

Con người, bất kể là ai đều có tâm tự tư, đây là khiếm khuyết trong bản tính trời sinh của con người, nhưng khiếm khuyết này không phải là không có thuốc chữa. Chúng ta nên hiểu rằng, nhân ái sẽ đánh bại được sự tự tư, thái độ của mình với người khác chính là thái độ của người khác với mình, thế giới không có cái thiện và nhân ái cùng chung sống thì sẽ chỉ còn là bóng đêm.

Một người tự tư chắc chắn sẽ gây tổn thương cho chính mình, còn một người vui vẻ giúp người khác lại có được lợi ích từ phía người khác. Xua đuổi sự tự tư ra khỏi tim bạn trong tim bạn sẽ ngập tràn ánh sáng.

Loading...