Trùng tang là một hiện tượng mà từ trước tới nay vẫn luôn được thêu dệt một cách huyền bí, mang màu sắc tâm linh rõ rệt và thể hiện quyền lực siêu nhiên không giới hạn của con người ngay cả khi đã chết. Trùng tang là một hiện tượng có thật trong cuộc sống hiện đại của chúng ta mà cho tới nay vẫn chưa có một lời giải thích hợp lý nào về mặt khoa học. Không có quá nhiều tư liệu viết và nghiên cứu về hiện tượng này, nhưng trong dân gian vẫn truyện tụng với nhau rất nhiều câu chuyện gọi là chết phạm trùng tang hết sức đau thương.

Ngày trùng tang

Người ta cho rằng ngày trùng tang là ngày rất kỵ trong việc an táng, chôn cất và thường là ngày rất hiếm trong một năm. Nếu chôn cất vào những ngày trùng tang thì sau khi mai táng xong một thời gian ngắn sau đó có thể những người thân trong gia định họ hàng sẽ lần lượt mất theo. Trong trường hợp vài tuần, vài tháng hoặc vòng ba năm có nhiều người chết liên tiếp thì gọi là bị trùng tang liên táng. Hiện tượng trùng tang tức là người chết phạm vào giờ mà hồn người chết bị quỷ sứ bắt, rồi nó tiến hành tra khảo và bắt linh hồn dẫn về nhà để bắt thêm người nhà còn sống đi theo. Trong trường hợp phạm phải như vậy người trong nhà phải vào chùa để nhốt vong hồn đó lại không cho con quỷ đó có cơ hội tra khảo và bắt ép đi tìm người thân trong nhà nữa.

Bản chất của hiện tượng Trùng Tang

Bản chất của hiện tượng trùng tang ra sao thì chưa có một nghiên cứu nào có thể lý giải được rõ ràng nhất. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hiện tượng này tương tự như một loại vật sống ký sinh trên xác người mất phạm vào giờ trùng. Đó là một trường năng lượng xấu tồn tại cùng với trường năng lượng của người chết phạm trùng. Vì lý dó đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu hay hiện tượng cộng hưởng tần số… các chuyên gia nghiên cứu cho rằng trước hết vì trong mối quan hệ này không có sự tiếp xúc xác thịt trực tiếp giữa hài cốt người mất và tần số của trùng nên tất yếu phải có phần sóng vô hình của cả đôi bên tham gia. Đó có thể là  một hiện tượng cộng hưởng sóng mang tính chất huyết thống, dòng họ nào đó. Do tần số hai bên có thể khác nhau nhiều nên trong lý thuyết loại cộng hưởng này mang tên là cộng hưởng Harmonic. Đó là cơ chế cộng hưởng Harmonic hình thái huyết thống. Điều này cũng phần nào lý giải được hiện tượng chỉ có những người cùng huyết thống với người chết phạm phải giờ trùng tang mới bị còn những người khác và con dâu, con rể cùng sống trong gia đình thì không bị ảnh hưởng.

Trùng tang có thật hay không hay chỉ là sự ngẫu nhiên tình cờ?

Mặc dù là thế giới tâm linh đầy huyền bí và cũng có hẳn cách tính ngày trùng tang nhưng Phật giáo lại quan niệm về trùng tang như thế này: Sống chết là chuyện thường niên, do nghiệp lực của tự thân mỗi người chi phối. Sống và chết chỉ là hai hiện tượng trong tiến trình luân hồi bất tận. Nghiệp tuy có chung và riêng song nghiệp riêng vẫn giữ vai trò chủ động, quyết định, có tính cách độc lập và không ai có thể thay thế cho ai. Vì thế Phật giáo không có quan niệm về ngày trùng tang, trùng nhật và hoàn toàn phủ nhận việc ngày giờ mất cũng như chôn cất của một người mà có thể ảnh hưởng đến sự sống chết của người khác.mặc dù chưa có cách giải thích nào có thể chứng minh theo kiểu tai nghe mắt thấy nhưng rõ ràng trùng tang chỉ là một quan niệm siêu thực, xuất phát và tồn tại trong tín ngưỡng, thế giới tâm linh của con người. Và khi đã tồn tại trong tín ngưỡng dân gian, thế giới tâm linh của con người. Duy chỉ có điều không được khoác lên nó, thêu dệt xung quanh nó màu sắc mê tín dị đoan.

Trùng tang đơn giản chỉ là sự trùng hợp mang tính ngẫu nhiên. Trong đó, bản chất của sự trùng hợp là luật số lớn trong lý thuyết xác suất và thống kê. Định luật này đơn giản có thể hiểu là với một mẫu xét đủ lớn, bất kỳ hiện tượng kỳ lạ nào cũng có thể xảy ra.

Loading...
Loading...