Trong “Kinh thánh” ghi lại, khi Noah đóng tàu theo lời dặn của Chúa, Chúa đã nói với ông: “Phàm là động vật có máu thịt, mỗi loài hai con, một con đực một con cái, người cho mang lên tàu, bảo toàn tính mạng chúng ở đó.” Khi đối mặt với thiên tai nhân họa, giữa người và động vật còn có phân biệt khác nhau như thế nào? Linh hồn trong tự nhiên mà Chúa thấy không phải là gia sản hàng vạn hay quan cao lộc hậu mà chỉ có nghĩa là các sinh mạng có linh tính có máu thịt như nhau mà thôi. Nỗi khổ mà con người cảm nhận thì các động vật khác cũng có thể cảm nhận được. Cho dù con người là hình thái sinh mạng cao nhất có quyền lực chi phối quản lý các loài động vật khác nhưng tuyệt đối không có quyền bắt giết và làm thức ăn.

Trên thế gian có rất nhiều đạo lý đều tương thông với nhau. Đốĩ với nhà Phật chúng sinh không chỉ là chỉ con người, con người chẳng qua chỉ là một loại chúng sinh, tất cả mọi loại động vật, thực vật thậm chí cả vi khuẩn, vi sinh vật đều là chúng sinh, đều là đối tượng được nhà Phật yêu thương.

Một hôm Hoằng Nhất pháp sư đến nhà đệ tử là Phong Tử Khải, Phong Tử Khải mời ông ngồi ghế mây. Ông hơi lắc nhẹ ghế mây rồi sau đó mới chầm chậm ngồi vào, đầu tiên Phong Tử Khải không dám hỏi, sau đó thấy ông lần nào cũng làm thế, Phong Tử Khải mới hỏi ông sao lại cẩn thận từng li từng tí như vậy.

Hoằng Nhất pháp sư ôn hòa và rất tự nhiên trả lời: “Ở đầu ghế, giữa hai thanh mây có thể có những côn trùng nhỏ đậu. Đột nhiên ngồi xuống sẽ đè chết chúng, nên đầu tiên lay động ghế, rồi từ từ ngồi xuống, để cho chúng đi khỏi.”

Cho dù chỉ là những chú kiến nhỏ mắt không nhìn thấy, trong mắt của nhà Phật cũng là một sinh mạng, nó cũng giống như sinh mạng con người, về bản chất không có gì khác biệt, cũng nên được hưởng quyền lợi và sự tôn nghiêm của sinh mạng. Cũng giống như Hoằng Nhất pháp sư đối với những con côn trùng nhỏ, vị hòa thượng Trích Thủy ở Cao Nguyên Tự thậm chí còn thương yêu bảo vệ từng ngọn cỏ.

Loading...

Hòa thượng Trích Thủy năm 19 tuổi đã tới Cao Nguyên Tự, bái Nghĩa Sơn hòa thượng làm sư phụ, khi mới bắt đầu chỉ phải đi đun nước tắm rửa cho các hòa thượng. Có một lần, nước tắm của sư phụ nóng quá, liền gọi ông lấy một thùng nước lạnh giội vào cho vừa. Ông liền đi lấy nước lạnh tới để làm mát nước nóng, trước tiên ông đổ bớt nước nóng ra đất rồi sau đó lại đem chỗ nước lạnh còn thừa cũng đổ tất ra đất.

Sư phụ bèn mắng ông: “Ngươi sao sơ suất vậy, dưới đất có biết bao nhiêu kiến, cấy cỏ, nước nóng như thế dội vào, sẽ là hỏng đi biết bao sinh mạng nhỏ. Còn nước lạnh thừa có thể dùng để tưới, giúp cỏ cây sống. Ngươi nếu không có tâm từ bi thì xuất gia làm gì?”

Ông ngộ ra liền lấy hiệu là Trích Thủy, và gọi câu chuyện đó là “Cao Nguyên nhất trích thủy.” Cao Nguyên chính là Cao Nguyên tự, cũng là đầu nguồn của Cao Khê, đây chính là đầu nguồn của chân thiền, tức là Cao Khê nơi tổ sáu đời Huệ Năng từng tu hành.

Phật pháp đối với con người hết sức chú trọng đến từ bi, thậm chí còn mở rộng đến mọi sinh linh, cho dù là nhỏ bé và thấp kém đến đâu, như Phật Thích Ca Mâu Ni cũng từng nói: “Trong một giọt nước có 48 nghìn con vi trùng.”

Trong Phật pháp không sát sinh, quan niên, chúng sinh bình đẳng, giáo lý thể hiện cực kì sâu sắc sự tôn trọng và quan tâm của Phật pháp với mọi sinh mạng trọng vũ trụ. Đích thực một sinh mạng cho dù thấp kém thế nào đi chăng nữa trên thế giới này đều nên có một chỗ đứng của riêng mình.

Yêu thương sinh mạng không chỉ là yêu thương sinh mạng của con người chúng ta mà còn phải yêu thương mọi sinh vật có sinh mạng trên thế gian, cho dù chỉ là một con kiến bé nhỏ, một ngọn cỏ còn chưa nảy mầm.

Sinh mạng trên thế gian vốn không có cái gọi là phân “Cao, thấp, quý, tiện”, mỗi một sinh mạng đều có ý nghĩa và giá trị tồn tại của nó, hơn nữa chúng ta đồng thời với việc yêu thương các sinh mạng khác, thực ra cũng đang yêu thương và tôn trọng chính sinh mạng của mình.

Nhà triết học nổi tiếng người Đức Heidegger nói: “Chỉ có sống trên trái đất với ý thơ thì con người mới tồn tại như con người.” Vì thế, bất cứ một sinh mạng nào cũng liên quan mật thiết với chúng ta, có sự liên kết máu thịt, đều đáng được chúng ta yêu thương. Người có tâm đại từ đại bi như vậy sẽ mang tới cho người khác sự ấm áp khác thường.

Loading...