Nhà Phật đề xướng bố thí, bố thí chủ yếu có ba loại: thứ nhất là tài thí tức là bố thí vật bên ngoài như tiền bạc, v.v…, đây là loại bố thí bên ngoài; thứ hai là pháp thí là bố thí về tinh thần như truyền thụ kiến thức, khơi gợi trí tuệ, cống hiến tính mạng, tinh thần cho giáo dục, v.v… đây là bố thí bên trong; thứ ba là vô úy bố thí tức là cứu khổ cứu nạn, v.v…

Cho dù là kiểu bố thí nào, người bố thí cũng phải luôn mang tâm thái vô thí, mang tấm lòng mong muôn người khác nhận được ích lợi mà cống hiến, như thế mới là tinh thần của Tông giáo. Người bố thí cần phải làm được vô thử niệm, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng, người nhận bố thí là không, việc bố thí cũng là không. Nhìn thấy người đáng thương thì nên đồng tình nhưng đồng tình là đồng tình, bố thí xong sẽ không có chuyện gì nữa. Sau khi làm xong cũng “Chuyện như giấc mộng xuân không dấu vết”, không có người bố thí, không có người nhận bố thí, cũng không có chuyện bố thí, đó mới là đạo lý bố thí của Phật pháp. Pháp bố thí chính là độ nhân. Hãy xem câu chuyện Phật dùng tâm từ bi vô tư để cứu giúp người đời, trong lòng không lưu nhất niệm.

Một hôm trời tối, thiền sư Thất Lý đang đọc kinh, có một tên cướp tay cầm dao chạy vào đe dọa: “Đưa tiền ra đây. Nếu không con dao này sẽ kết liễu tính mạng của ông.”

Thiền sư không quay đầu lại, trấn tĩnh nói: “Đừng có làm phiền ta, tiền ở ngăn kéo bên kia, người tự lấy đi.”

Tên cướp chém vào khoảng không, đang định quay người đi thì Thất Lý thiền sư nói: “Đừng lấy đi toàn bộ, để lại một ít mai ta mua hoa quả cúng Phật.”

Loading...

Trước khi tên cướp rời đi, thiền sư lại nói: “Nhận tiền của người ta, không nói tiếng cảm ơn mà đi ư?”

Sau đó tên cướp bị bắt vì vụ án khác, nha môn thẩm vấn xong biết hắn cũng từng lấy đổ của thiền sư. Nha môn mời thiền sư đến xác nhận, thiền sư nói: “Người đó không phải là cướp vì tiền là ta đưa cho, khi đi còn nói cám ơn ta.”

Tên cướp hết sức cảm động, sau này khi mãn hạn án phạt, đặc biệt đến quy y thiển sư, trở thành môn hạ đệ tử.

Thất Lý thiền sư không để ý đến được mất lợi ích của bản thân mình, mang tâm vô tư độ hóa tên cướp, tâm từ bi làm người ta cảm phục.

Tinh thần Phật chân chính không phải là chỉ muốn hưởng thụ thanh nhàn cõi trên, nó chú trọng thí xả mà không trông mong báo đáp. Bố thí pháp làm người ta có được trí tuệ, dẫn dắt người ta vào con đường giác ngộ, công đức của nó thâm sâu rộng lớn vô cùng.

Từ bi của Phật giáo và tinh thần cứu thế của Nho giáo từ một góc độ nào đó có điểm tương đồng. Tâm nguyện của Đỗ Phủ “An đắc quảng hạ thiên vạn gian, đại tí thiên hạ hàn sĩ câu hoan nhan, phong vũ bất động an như sơn” cũng hoàn toàn đúng với tinh thần Phật giáo. Cái gọi là “Cứu khắp muôn dân thiên hạ, trong lòng không lưu nhất niệm” mới là cảnh giới thực sự của Phật giáo, ngoài nó ra những cái khác đều là hư vọng.

Loading...