Nổi tiếng linh thiêng lại là danh thắng bậc nhất kinh kỳ, chùa Trấn Quốc xưa thường là nơi các vua chúa ngự giá đến vãng cảnh và cúng lễ vào những ngày rằm, lễ Tết. Đặc biệt vào thời Lý và thời Trần, nhiều cung điện đã được xây dựng tại đây như cung Thúy Hoa, điện Hàm Nguyên phục vụ cho việc nghỉ ngơi, thư giãn của nhà vua.

Nằm trên bán đảo phía Đông Hồ Tây (Yên Phụ, Tây Hồ) với lịch sử 1500 năm chùa Trấn Quốc được coi là chùa có lịch sử lâu đời nhất của Thăng Long – Hà Nội và cũng là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Việt Nam.

Điều đầu tiên khi bước chân tới chùa Trấn Quốc là một không gian thanh tịnh nằm trên bán đảo của Hồ Tây, nằm giữa những con sóng mênh mang của trời đất hồ Tây đã tạo cho du khách những cảm nhận về sự uy nghi cổ kính của công trình kiến trúc và vẻ đẹp thanh nhã, yên bình của cảnh sắc ven hồ.

Con đường cong dẫn vào chùa Trấn Quốc được trải bóng hàng dừa cao vút rất nên thơ.

Đường dẫn vào chùa Trấn Quốc
Đường dẫn vào chùa Trấn Quốc

Trục chính của chùa Trấn Quốc hướng ra mặt hồ Tây, cổng vào này chỉ là lối phụ. Người xưa khi xây cổng vào đã rất tinh tế, tôn trọng không gian, nên cổng chỉ cần một lối vào, kể cả việc cổng đặt hơi “chếch” để phù hợp với con đường cong cong dẫn vào. Chính sự tôn trọng ấy đã tạo nên ký ức khó phai mờ trong lòng những người dân Hà Nội.

Loading...
Cổng chùa Trấn Quốc
Cổng chùa Trấn Quốc

Khu Vườn tháp với nhiều ngôi tháp cổ từ thời Vĩnh Hựu và Cảnh Hưng thế kỷ 18. Đặc biệt là  tòa bảo tháp lục độ đài sen có 11 tầng, cao 15 mét, diện tích mặt sàn 10,5 m vuông. Mỗi tầng tháp gồm 6 ô cửa vòm, có tượng Phật A Di Đà bằng đá quí. Tổng số tượng của tháp là 66 pho và trên đỉnh có 9 tầng đài sen cũng bằng đá quí (cửu phẩm liên hoa). Đứng dưới chân tháp thành tâm chắp tay cầu Phật, làm cho tâm ta như hòa cùng vào trời đất, hồn người chợt lắng lại giữa cái sắc sắc không không hư hư thực thực của một kiếp người.

Khu vườn tháp chùa Trấn Quốc
Khu vườn tháp chùa Trấn Quốc

Cũng giống như hầu hết những ngôi chùa khác trên đất nước Việt Nam, chùa Trấn Quốc có nhiều nếp nhà, nhiều tượng Phật từ thấp đến cao, từ to đến nhỏ, vàng son lấp lánh, hương khói quanh năm…. Chùa có ba nếp nhà chính là tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ Công. Tiền đường hướng về phía Tây. Hai bên nhà thiêu hương và thượng điện là hai dãy hành lang.Bên phải là nhà tổ và bên trái là nhà bia.

Thượng điện chùa Trấn Quốc
Thượng điện chùa Trấn Quốc

Trong chùa hiện nay đang lưu giữ 14 tấm bia quý nói về quá trình tu tạo chùa và nhiều cổ thư. Qua các di sản này ta được biết nhiều nhà sư nổi tiếng nước ta đã từng trụ trì ở đây, tiêu biểu là thiền sư Khuông Việt thời Đinh – Lê (thế kỷ 10). Bia cổ nhất là “Trấn Quốc tự bi ký” dựng năm Dương Hòa thứ 5 do Trạng Nguyên khoa Đinh Sửu (1637), chức Đại phu Hàn lâm Thị thư Nguyễn Xuân Chinh soạn văn bia, trong có câu: “Đáng quý thay chùa Trấn Quốc! Cảnh đẹp như Phụng thiên, danh lam muôn niềm kình địa, phường An Hoa, huyện Quảng Đức…”

Sau thượng điện là gác chuông. Gác chuông chùa là một ngôi nhà ba gian, mái chồng diêm, nằm trên trục sảnh đường chính. Từng tiếng chuông chùa ngân nga như làm chìm lấp đi hết những ồn ào của phố phường nhộn nhịp. Từng làn khói trầm hương nghi ngút, phẩng phất vẻ thanh tịnh trong cái vô thường. Đi từ nhà nhà thiêu hương và thượng điện tới gác chuông không chỉ làm cho lòng người thanh lọc giữa cõi Phật.

Gác chuông chùa Trấn Quốc
Gác chuông chùa Trấn Quốc
Cây Bồ đề chùa Trấn Quốc là cây Bồ đề hậu duệ đời thứ nhất của cây Bồ đề Tổ ở làng Bodh Gaya, bang Bihar, Ấn Độ, nơi Đức Phật đã giác ngộ hoàn toàn sau 49 ngày thiền định. Hơn 2500 năm qua, cây Bồ đề Tổ vẫn tràn đầy sinh lực và tươi tốt. Mỗi năm có hàng triệu lượt du khách từ khắp năm châu về đây thành kính chiêm bái dưới gốc cây Bồ đề thiêng liêng này. Sau lễ đón nhận món quà thiêng liêng của tổng thống Ấn Độ, cây Bồ đề trên đã được chuyển về chùa Trấn Quốc, một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời và linh thiêng nhất Việt Nam.
Cây bồ đề chùaTrấn Quốc
Cây bồ đề chùaTrấn Quốc

Chiều chùa Trấn Quốc, giữa cái bình lặng của trời nước, ráng chiều đỏ đổ nhuốn trên mặt nước, phảng phất vị đời hòa theo từng nhịp chuông chùa đều đều mang theo những nét xưa cổ kính lòng người như được rửa đi một phần thế tục thanh lọc trong cái yên bình giữa thinh không.

Loading...