Nhà Phật ví cái thiện và cái ác giống như đồng xu luôn có hai mặt trước và sau, mọi sự vật cũng như hiện tượng xung quanh ta cũng luôn có hai mặt đối lập và mâu thuẫn nhau. Trong đó, sự đối lập giữa cái thiện và cái ác vốn đã có từ rất lâu và tồn tại cho đến ngày nay. Thiện và ác là hai khái niệm trở nên quá quen thuộc với bản thân mỗi người chúng ta. Cái ác vốn là những điều đấu xa hay đen tối. Ngược lại, cái thiện lại là những điều tốt đẹp va trong sáng. Cái thiện và cái ác từ xưa đến nay vốn luôn đối đầu và đấu tranh để triệt tiêu nhau.
Khái niệm về thiện ác theo đạo Phật
Thiện và ác là hai phạm trù hoàn toàn đối lập với nhau. Thiện là những việc ở ngoài ánh sáng và đúng với công lý, đạo đức còn ác là ngược lại, đó là những hành động sai trái, không đúng cũng như có thể gây nên nhiều hậu quả xấu đối với mọi người. Cái thiện và cái ác luôn đối lập nhau, kích nhau cũng như cạnh tranh nhau và biểu hiện rõ ràng trong cuộc sống hằng ngày.
Trong Phật giáo thiện và ác có mối liên hệ mật thiết với nhau
Trong Phật giáo, thiện và ác có liên hệ mật thiết đến những trạng thái tâm lý. Nói cách khác, thiện hay ác không chỉ thể hiện qua việc làm bên ngoài mà còn được nhìn từ chính những trạng thái tâm lý. Ví dụ, sự chán nản, thất vọng, buồn phiền có thể được xem là ác trong khi đó sự tinh tấn, hoan hỷ, an vui tự tại lại được xem là thiện. Thiện và ác không chỉ là tác nhân đưa đến việc tái sanh vào những cảnh giới an lành hay khổ đau, mà nó cũng là cơ sở của việc giải thoát hay an lạc. Nếu như việc đoạn trừ tham sân si được coi là tiêu chí để nhận biết một người có được sự giải thoát hay không, thì chắc chắn đích sau cùng của thiện là sự giải thoát.
Thiện ác theo đạo Phật
Theo đạo Phật, thiện là những việc hợp với lẽ phải và có lợi cho mình và cho người ở hiện tại trong tương lai còn ác là những việc trái với lẽ phải và gây khó khăn cho người khác. Không một ai trong chúng ta có thể sống tốt hoàn toàn hay cực kì độc ác. Ở đâu đó trong bản thân mỗi người chắc chắn vẫn còn hiện diện một nửa kia. Sự tồn tại của thiện ác sẽ giúp bản thân chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về cuộc sống, từ đó có sự chuẩn bị vững vàng để không làm bản thân bị cái ác chi phối. Nhờ vậy ta sẽ có sự lựa chọn đúng đắn cho tương lai.
Chỉ có con người mới đặt ra vấn đề thiện ác
Hành động ác là do một lý do bất thường nào đó thúc đẩy. Khi hiểu được lý do đó, thì người ta chắc chắn dễ thông cảm và tha thứ hơn. Và nếu hiểu rõ được mình, người và sự vật, thì con người đã không làm ác. Đạo Phật từ xưa đến nay vẫn đặt nền tảng vào trí tuệ. Trong những lời dạy của đức Phật trong kinh điển Pāli thì Ngài luôn luôn dùng lý luận và ẩn dụ để dẫn mỗi đệ tử đi tới kết luận của chính mình. Đạo đức của đạo Phật không có tính chất xơ cứng ép buộc và điển hình là khi nói đến bát chánh đạo thì ngài để cho mỗi người tự mình biết thế nào là thiện và thế nào là ác.
Thiện ác cũng là ở cái tâm của mỗi người
Bản thân những người Phật tử phải hướng thiện một cách tự nhiên và cố gắng trau dồi cái thiện tâm và thiện cảm của mình đối với mọi người, mọi sinh vật cũng như phải giữ một cái nhìn sáng suốt và siêu việt về thiện ác. Phải hiểu mình hiểu người cũng như biết những quy luật của thiên nhiên để đừng bị dằn vặt bởi những mâu thuẫn nội tâm và những vướng mắc do lối nhìn nhị nguyên, xa rời thực tế và chỉ cản trở sự tu học của chính mình.
Chúng ta thấy thiện và ác trong Phật giáo có nghĩa rộng hơn những quy ước đạo đức ở trong xã hội như đúng và sai, tốt và xấu. Thiện không những là những quy tắc đạo đức quy ước cần phải thực hiện, hay những điều tốt cần nên làm để giúp người hay các loài sống khác mà nó cũng còn là phương cách tu tập và đào luyện tâm. Và nếu gốc rễ của thiện chính là không tham, sân, si. Thiện không những giúp người ta hoàn thiện nhân cách và phẩm hạnh ở trong đời sống xã hội, mà còn là con đường đưa hành giả đến sự giải thoát. Do đó, tuệ tri về thiện và ác là điều quan trọng trong lộ trình tu đạo.