Trong thế giới Phật pháp, vạn vật trên thế gian đều có tính mệnh, từng bông họa ngọn cỏ trong thế giới đại thiên đều có Phật tính, thiện nhiên vốn là một tổng thể hòa hợp, mỗi ngọn cỏ cành cây cũng là sinh mạng. Mọi sự vật trên thế gian đều trong sự tổng hợp nhân duyên giữa hai bên mà tồn tại không dứt, tồn tại tức là hợp lý, cho dù con người chúng ta trở thành sinh mạng sống cao nhất trọng tự nhiên, chúng ta cũng không thể làm chủ tự nhiên bởi chúng ta chỉ là một bộ phận của tự nhiên mà thôi, phải dựa vào tự nhiên đề sinh tồn.
Đừng nên cho rằng những sự vật không có tính mạng thì không cần thương xót và quý trọng, một người đối xử với những vật không có tính mệnh như thế nào sẽ trực tiếp quan hệ tới việc người đó đối xử với bản thân tính mệnh như thế nào. Vì thế, bước đầu tiên của lòng thương xót loài vật là phải học cách quý trọng mọi sự vật bên cạnh mình, bất kể là
có tính mệnh hay không có tính mệnh, về mặt này Hoằng Nhất pháp sư là một tấm gương lớn:
Hoằng Nhất pháp sư là một cao tăng đắc đạo của Trung Quốc thời cận đại. Nửa cuộc đời của ông ở thế tục, là người có chính khí quật cường, cuộc sống có thể nói là xán lạn huy hoàng, ông lấy hiệu là “Nhị nhất lão nhân” để tự khiêm tốn tự khuyến khích, chữ “Nhị nhất” này lấy ý của câu thơ cổ “Nhất sự vô thành nhân tiệm lão” và câu thơ của Ngô Hải Thôn “Nhất tiền bất trị hà tiêu thuyết.” Nửa sau của cuộc đời ông xuất gia làm tăng, cảnh giới tu hành tinh thông khoát đạt, nhìn rõ hồng trần, từ bỏ vạn duyên, lục căn thanh tịnh, mọi thứ đều quy về bình lặng, chuyên tâm học đạo; đạm bạc sáng suốt, giữ mình tĩnh mịch, trải qua cuộc sống khổ hạnh của một vị tăng.
Năm 1924, vào thời mà binh mã loạn lạc, ông tu đạo ở Thất Tháp Tự, Ninh Ba. Bạn thân thiết của ông là Hạ Cái Tôn mời ông đến hổ Bạch Mã ở. Vật dụng mà ông mang theo chỉ là một tấm chiếu rách, áo cà sa làm gối; khăn rửa mặt tuy rách nhưng vẫn trắng sạch. Hạ tiên sinh muốn giúp ông thay những vật này đi nhưng Hoằng Nhất kiên quyết từ chối. Ông bình thản nói: “Cái này còn tốt vẫn có thể dùng, không cần thay.”
Cơm Hạ tiên sinh mang tối hơi mặn một chút. Ông vừa mỉm cười vừa nói: “Thế này cũng tốt, mặn có vị ngon của mặn!”
Hạ tiên sinh nói: “ông cứ yên tâm ở đây, mỗi ngày tôi sẽ sai người đưa cơm tới.”
“Không cần đâu, người xuất gia có bổn phận là phải hóa duyên.” Hoằng Nhất vẫn từ chối.
“Như vậy những ngày mưa sẽ cho người mang cơm tới.” Hạ tiên sinh vẫn thỉnh cầu nói.
“Không cần đâu, tôi tới nhà ông là được rồi, ngày mưa cũng không cần gấp gáp, tôi có guốc gỗ có thể đi trên đất ướt, đây cũng là pháp bảo của tôi!”
Sau đó Hạ Cái Tôn tiên sinh nhắc tới Hoằng Nhất pháp sư, thường ca ngợi không ngớt: “Trong mắt ông ấy, phàm là thứ đồ gì trên thế giới đều là bảo bối, rất đáng quý. Khách sạn nhỏ, tàu lớn, khăn mặt cũ, cải trắng cũng được, cà rốt cũng tốt, đi bộ cũng được, đi guốc gỗ cũng tốt, ông đều cảm thấy không thể nào tốt hơn. Mọi người nói, như thế thì khổ quá, ông vẫn nói đó là một kiểu hưởng thụ, là hưỏng lạc thực sự!”
Quả thực, Hoằng Nhất pháp sư có thể được gọi là một người thực sự hiểu được và làm được việc thương vật, ông vô cùng trân trọng với mỗi sự vật bất kì, hơn nữa iúc nào cũng mang tình cảm thương vật bác đại.
LUẬN GIẢI
Bản chất của việc thương vật một mặt là quý trọng còn mặt khác là một kiểu tôn trọng tự do. Vạn sự vạn vật trong giới tự nhiên vốn đều nên được hưởng tự do. Vì thế, luôn mang tấm lòng thương vật không chỉ là một tình cảm bác đại mà là một sự hiểu biết và tỉnh ngộ. Chúng ta từ trước tới nay đều là một thể với những sự vật xung quanh chúng ta và giới tự nhiên, quan tâm đến chúng thực ra chính là quan tâm đến chính chúng ta.