Trong xã hội hiện nay, chúng ta thường thấy những chuyện bất công, đau khổ ngày càng tăng lên. Đó là vì nhiều người còn chưa biết, chưa tin vào luật nhân quả. Họ thật đáng thương khi vô tư có những suy nghĩ, lời nói, hành động bất chấp hậu quả về sau. Vì vậy, một khi chúng ta đã biết đến luật nhân quả, chúng ta phải có trách nhiệm tìm hiểu kỹ càng để thấu hiếu mà áp dụng vào cuộc sống và truyền đạt lại cho người khác. Vậy luật nhân quả là gì?

Nhân, quả nghĩa đen là hạt và trái (quả) mà ở đây, chúng ta hiểu nó là “nguyên nhân” và “kết quả”. Nhân quả nghĩa là mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trên đời này đều có nguyên nhân của nó từ trước. Không tồn tại một sự vật, hiện tượng tự nhiên sinh ra mà không có nguyên nhân cũng như không tồn tại một việc nào mà không để lại hậu quả về sau.

Quả nào mà chẳng từ nhân
Nhân nào gieo cũng quả sinh sau này
Trong nhân đã chứa quả rồi
Quả còn chứa đựng trong mình nhiều nhân.

Tại sao chúng ta phải tin vào nhân quả và coi nó là chân lý? Mọi thứ xung quanh chúng ta dường như sinh ra và mất đi một cách ngẫu nhiên. Chẳng hạn một người đi đường bị tai nạn giao thông hay một người khác được trúng xổ số hàng trăm triệu đồng, v.v… Phải chăng đó là vì sự hên xui may rủi? Nhưng thử suy nghĩ lại một chút, có thứ gì sinh ra mà không có nguyên nhân đâu. Từ hạt cơm nhỏ bé chúng ta ăn có được là từ hạt lúa gieo ngoài đồng, dưới bàn tay chăm sóc, tưới nước bón phân của người nông dân cộng với thời tiết mưa thuận gió hòa, côn trùng ong bướm thụ phấn, v.v… Hay như quần áo chúng ta mặc cũng từ vải qua bàn tay người thợ may, vải lại có được do người thợ dệt dệt từ sợi, sợi lại được lấy từ cây bông do người trồng bông, v.v… Cho đến những thứ to lớn như Trái Đất, Mặt Trời, Vũ Trụ cũng do nhiều yếu tố hợp thành. Những điều đó cho thấy, mọi sự vật hiện tượng tồn tại được đều có nguyên nhân của nó. Nhân này có lúc gần dễ nhận biết hoặc có lúc sâu xa khó nhận biết.

Bằng những lý lẽ trên, chúng ta kết luận rằng luật nhân quả là chân lý vì nó là một quy luật của tự nhiên, không phải do một ai đó sáng tạo ra và áp đặt cho thế giới này cả. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người không muốn tin vào luật nhân quả, họ ngang nhiên làm những điều xấu mà không hề nghĩ đến quả báo về sau. Đối với những người như vậy, họ thật đáng thương. Chúng ta cần kiên trì khuyên bảo cho họ tin vào luật nhân quả. Khuyên họ đừng để đến khi nhận quả báo mới hối hận.

Loading...

Những vấn đề cần làm rõ về nhân quả:

1: Việc chùa làm lễ cầu an, cầu siêu có đúng với luật nhân quả không?

Trả Lời: Các buổi lễ cầu an, cầu siêu trong chùa hoàn toàn đúng với chánh pháp, áp dụng luật nhân quả một cách khéo léo, đã được chư vị Tổ sư từ bi đặt ra để hướng dẫn dân chúng bước vào ngưỡng cửa từ bi của nhà Phật, trong khi và sau khi gặp hoàn cảnh khổ đau trong đời sống hằng ngày, nhằm truyền bá rộng rãi chánh pháp vào trong dân gian, đem lại sự bình an trong tâm hồn của mọi người đang sống trên thế gian đầy dầy sự bất trắc này vì.

Ngoài các tính chất triết học, tín ngưỡng, đạo đức, luân lý, tâm lý, duy thức, Phật giáo cũng là một tôn giáo. Cho nên Phật giáo cũng có những nghi thức, nghi lễ để truyền bá chánh pháp một cách rộng rãi trong mọi tầng lớp dân gian.

Dân chúng đông đảo có nhiều căn cơ trình độ khác nhau. Chư Tổ sư nhận biết điều đó, nên đặt ra rất nhiều nghi thức, nghi lễ, như là: cầu an, cầu siêu, sám hối, thích hợp với từng hoàn cảnh, từng trường hợp của mọi người trong dân chúng. Chẳng hạn như là: trong gia đình có một người lâm trọng bệnh, ngoài việc cố gắng chữa trị theo y học đông hay tây, thân nhân cần có thêm niềm tin vững mạnh, để giúp đỡ người bệnh lên tinh thần, bệnh tình chóng khỏi. Thân nhân bèn đến chùa mong được quí sư làm lễ cầu nguyện chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ cho người bệnh chóng bình phục, tai qua nạn khỏi. Do đó nhà chùa có lễ cầu an để giúp đỡ dân chúng về mặt tín ngưỡng, trong hoàn cảnh mọi người đang bối rối, để đuợc an tâm phần nào trong lúc điều trị cơn bệnh.

Nếu chẳng may, trong gia quyến có người qua đời, thân nhân xót thương đau khổ, tìm đến chùa để mong được quí sư làm lễ cầu nguyện chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ cho người mãn phần được vãng sanh về cõi an lành, về cõi tịnh độ. Do đó nhà chùa có lễ cầu siêu để giúp đỡ dân chúng về mặt tín ngưỡng, trong hoàn cảnh mọi người đang bối rối, để được an tâm phần nào trong lúc lo lắng hậu sự cho thân nhân của mình.

Nhân các cơ hội đó, quí sư đem chánh pháp giảng giải cho dân chúng được thấu rõ về lý nhân quả, về sự vô thường trên thế gian, nâng cao trình độ hiểu biết chánh pháp cho những người hữu duyên. Nhờ nhân lành này, dân chúng được khai ngộ, có được chánh kiến, đó là cái thấy biết như thật, trở về qui y Tam Bảo, phát nguyện tu tâm dưỡng tánh, hưởng được quả lành sau đó, được an lạc và hạnh phúc, được giác ngộ và giải thoát, nhờ công phu tu tập của chính bản thân.

2: Luật nhân quả là một lý thuyết của Phật giáo mà tất cả vạn vật trong vũ trụ đều hoạt động, vận hành theo quy luật đó. Vậy, luật nhân quả là gì? Luật nhân quả có phải do Đức Phật chế ra, như một số quốc gia đặt ra luật đi đường chăng? 

Trả Lời: Luật nhân quả thực ra có trước đạo Phật. Tuy nhiên, khi Đức Phật thành đạo dưới cội bồ đề, ngài chứng được tam minh, lục thông, thấy được do nguyên nhân nào con người luân hồi trong sáu nẽo, thấy được vô lượng kiếp quá khứ, như người đứng trên lầu cao, nhìn xuống ngã ba, ngã tư, có đông người qua lại. Do đó, luật nhân quả được giáo lý của đạo Phật hoàn chỉnh và luôn luôn được đề cập trong tam tạng kinh điển, cho nên luật nhân quả trở thành lý thuyết căn bản, là chánh kiến quan trọng trong Phật giáo. Luật nhân quả là một chân lý hiển nhiên, luôn luôn đúng trong ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai, không lệ thuộc thời gian và không gian, áp dụng cho tất cả mọi sự sự vật vật.

Trong khi các quốc gia đặt ra luật đi đường chỉ để áp dụng trong phạm vi quốc gia của mình, trong thời hiện tại mà thôi. Về sau, luật đi đường đó có thể sửa đổi, tu chính cho thích hợp với sự tiến hóa của xã hội. Quốc gia khác có thể không áp dụng cùng luật đi đường như vậy, đôi khi còn ngược hẳn lại.

3: Nếu “nhân nào quả nấy”, tại sao có người cả đời hiền từ mà lại gặp lắm tai nạn khổ sở, trái lại người hung ác sao vẫn được an lành và nhiều may mắn? 

Trả Lời: xem tiếp Luật nhân quả và những câu hỏi thường gặp phần 2?

Loading...