Bài giảng với chủ đề “Hướng dẫn cách dạy con hư” do sư thầy Thích Tâm Nguyên thuyết pháp tại chùa Hoằng Pháp trong chương trình Ánh sáng Phật pháp kỳ 54.

Ai cũng mong muốn con cái chúng ta được toàn vẹn về mặt thân thể và tâm hồn. Là những bậc cha mẹ, chúng ta luôn trăn trở làm sao để dạy con trở thành một người tốt, làm sao để dạy con nên người?

Không chỉ trong gia đình mà ở trường lớp các bậc thầy cô cũng luôn mong muốn dạy các học sinh tránh làm những điều xấu, trở thành một người tốt từ cấp mẫu giáo, tiểu học,… Có rất nhiều lớp học dành cho các con, cho các bạn trẻ,… nhưng có lớp học nào dạy chúng ta làm một người cha hay một người mẹ tốt chưa?

Tại sao con cái lại hư?

Thực ra khi chúng ta chỉ được làm cha làm mẹ khi chúng ta có con, nên tuổi của cha mẹ bằng tuổi của con cái chứ không phải giống như nhiều ông bố bà mẹ luôn nghĩ rằng “Tao đẻ ra mày chẳng nhẽ không dạy được mày?”

Khi xã hội thay đổi, khoảng cách giữa các nền văn hóa trên thế giới ngày càng được rút ngắn, sự phát triển chóng mặt của khoa học công nghệ,…khiến cho những giá trị, truyền thống cũ có phần không phù hợp. Tuy nhiên nhiều bậc cha mẹ vẫn giữ thái độ bảo thủ dạy con theo lối cũ và có phần áp đặt con cái.

Loading...

Khi suy nghĩ giữa cha mẹ và con cái khác nhau, thậm chí mâu thuẫn với nhau thì không bao giờ có một sự thống nhất, không bao giờ cha mẹ làm con cái thực sự phục và lắng nghe.

Làm sao dạy con?

Đức Phật có một phương pháp gọi là “đắc nhân tâm” giúp cảm hóa bất cứ ai, nếu các bậc cha mẹ làm theo chắc chắn sẽ có những đứa con ngoan hiền. Phương pháp này dựa trên 4 nguyên tắc:

  1. Bố thí: Tức là cho con cái một cách vô tư không suy nghĩ. Bố thí phải trên các phương diện: tài thí (cho con cái về tài sản vật chất), dành thời gian quan tâm con (không phải là thời gian ngồi cạnh con nhưng đọc báo, xem tivi, lướt web,…). Bố thí cũng chính là buông bỏ, buông bỏ những sự ích kỷ của bản thân, áp đặt con cái,… buông bỏ ý niệm bao bọc sở hữu con cái, mong muốn giữ nó trong vòng tay của cha mẹ mãi mãi vì đơn giản chúng ta không bao giờ mãi mãi ở bên cạnh con được.
  2. Pháp thí: Tức là trao cho con mình lý tưởng sống, một con đường đi đến hạnh phúc. Những người làm cha làm mẹ phải định hướng con cái làm những việc tốt, hướng dẫn con cái làm những việc thiện và gợi ý những con đường tốt đẹp cho con cái lựa chọn.
  3. Vô úy thí: Tức là đem lại sự bình an cho con cái. Làm sao để con cái luôn nghĩ đến cha mẹ coi đó là nơi nương tựa vững chắc. Như thế cha mẹ trong cuộc sống cũng phải là những người gương mẫu, hạ thấp cái tôi xuống để làm bạn với con, đồng hành để chia sẻ cùng con cái.
  4. Ái ngữ: Tức là nói những lời nói tốt đẹp, phù hợp với chính đạo. Cha mẹ nếu sân si quá, chấp nhất quá, thường xuyên chửi rủa trách mắng sẽ làm cho con cái bất phục. Ái ngữ phải xuất phát từ lòng từ bi, người có tâm từ bi sẽ cảm khóa được con cái và những người xung quanh.

Hận thù diệt hận thù
Đời này không thể có
Từ bi diệt hận thù
Là định luật ngàn thu

Loading...