Chắc mọi người cũng không còn quá xa lạ với thuật ngữ thôi miên. Không chỉ được truyền miệng ngoài đời mà nó còn xuất hiện khá nhiều trên những bộ phim hay truyện tranh cũng như các chương trình biểu diễn ảo thuật. Thôi miên ám chỉ khả năng điều khiển suy nghĩ của người khác, khiến họ làm mọi việc theo ý của mình. Người bị thôi miên dường như không còn khả năng kiểm soát bản thân và bộ não bị chi phối hoàn toàn bởi người khác. Đó vẫn là những gì mà các chương trình giải trí đã đem lại cho con người những khái niệm cơ bản về thuật thôi miên. Trong thực tế thì vẫn còn nhiều bí ẩn về thôi miên mà nhiều người chưa biết đến.
Khám phá những bí ẩn của thuật thôi miên
Nhiều người có những ý nghĩ kỳ quặc về thuật thôi miên. Chẳng hạn họ cho rằng một người đã bị thôi miên rồi thì hoặc là không thể tỉnh lại được hoặc là có thể bị sai khiến làm những việc không tốt. Đó đều là những suy nghĩ không đúng. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và khẳng định, một số người dễ bị thôi miên hơn người khác. Họ cũng đạt hiệu quả tốt hơn và đưa ra được những thông tin chính xác, đầy đủ hơn trong mỗi lần bị thôi miên. Thôi miên có thể có tiềm năng ứng dụng mạnh mẽ. Tuy nhiên chính lợi ích thực sự lại phụ thuộc vào từng cá thể. Với những ai nhạy cảm và tin tưởng vào thôi miên thì nó có thể mang lại nhiều lợi ích. Còn với đa số mọi người chưa từng biết đến thôi miên chắc chắn nó chỉ là câu chuyện lúc trà dư tửu hậu mà thôi.
Chữa bệnh bằng thôi miên
Với khoa học thì công dụng chính của thôi miên chính là khả năng chữa bệnh của nó hay còn gọi là thôi miên y khoa. Thôi miên giúp người bệnh có thể thay đổi được nhiều hành vi xấu hay giúp họ quên đi những ký ức không đáng nhớ. Phương pháp này hướng đến một sự thay đổi vô thức trong người bệnh nhân bằng cách đặt họ trong một trạng thái bị điều khiển hoàn toàn. Nhiều người vẫn không tin tưởng vào phương pháp chữa bệnh này nhưng một số khác lại coi đây là một công việc thực sự và xem nó như là một cách điều trị mới trong tương lai.
Tìm hiểu về lịch sử của thuật thôi miên
Có thể thấy nó đã được sử dụng trong những năm 1800 và được xem như một hình thức gây mê hay còn được gọi là hypnoanesthesia. Tuy nhiên thì quá khứ đã chỉ ra rằng thôi miên còn được sử dụng trong khoảng thời gian trước đó rất nhiều. Theo những phát hiện gần đây, người Ai Cập cổ đại hay người Hy Lạp đã thực hiện phương pháp này trong những nghi lễ từ cách đây khoảng 3000 năm trước.
Người bị thôi miên tuân theo những mệnh lệnh
Người bị thôi miên chắc chắn sẽ tuân theo những mệnh lệnh và kiến nghị hay có thể cả lệnh đứng lên, ngồi xuống, run rẩy hoặc đổ mồ hôi. Người thôi miên có thể làm chính người bị thôi miên tim đập nhanh hơn hoặc chậm đi hay làm sắc mặt trở nên ửng đỏ hoặc tái nhợt. Điều lý thú nhất là những người thôi miên có thể điều khiển tình cảm của người bị thôi miên và khiến người đó chán ghét món ăn mà ngày thường thích ăn nhất hoặc thích ăn món mà ngày thường ghét nhất. Sự thay đổi đó chỉ diễn ra trong thời kì bị thôi miên nghĩa là có thể kéo dài đến vài tháng. Trong một số trường hợp thì sự thay đổi ấy có thể kéo dài mãi.
Con người bị thôi miên thì có ý thức hay không?
Nhiều người tin rằng người ta thường ngủ trong khi đang bị thôi miên nhưng thực tế không hẳn như vậy. Trong quá trình thôi miên thì con người không những đang tự kiểm soát những hành động của bản thân mà theo các nhà khoa học lúc đó ta còn đang rất tỉnh táo. Bởi lúc đó mỗi người hoàn toàn có thể nghe được toàn bộ những điều nhà thôi miên nói nếu ta thực sự muốn và cố gắng lắng nghe. Chính một nhà thôi miên đã tự thôi miên mình để có thể loại bỏ phản ứng đau của bản thân và ông đã thử thực hiện điều này trong quá trình phẫu thuật. Nó quả thực hoạt động rất tốt và bản thân ông ấy không hề cảm thấy đau đớn, nhưng để áp dụng rộng rãi chúng ta vẫn cần nhiều bằng chứng hơn nữa.
Thôi miên có một lịch sử lâu đời và là đề tài gây ra rất nhiều cuộc tranh cãi trong các lĩnh vực tâm thần học. Các nhà nghiên cứu chắc chắn vẫn chưa chấm dứt việc tranh luận xung quanh vấn đề có hay không sự tồn tại của một trạng thái thôi miên đặc biệt hay nó chỉ đơn giản là việc sử dụng những thủ thuật liên quan đến nhận thức cũng như hình ảnh tinh thần trong một trạng thái bình thường. Cho đến nay thì những bằng chứng cho thấy sự tồn tại của thôi miên vẫn không hoàn toàn thuyết phục và do đó trạng thái này chỉ được coi là chuyện hoang đường trong tâm lý học.