Thời gian có lẽ là một phạm trù gây nên những băn khoăn nhiều nhất cho triết học cũng như khoa học hay tôn giáo và cả con người nói chung bởi nó là điểm trụ của tất cả hình thái tồn vong vũ trụ. Quả thật, thời gian thực sự là một điều rất khó nắm bắt, chính bản thân nó như một cái gì đó vừa cụ thể vừa trừu tượng cũng như minh nhiên luôn đầy hàm chứa bí ẩn mông lung.

Giải thoát là gì?

Giải thoát là một sự tháo gỡ để được nhẹ nhàng thân tâm. Và điều này không có nghĩa chối bỏ hay dứt trừ tất cả. Vì người giải thoát vẫn có đầy đủ những đối tượng (gia đình và sở hữu vật chất) trong cuộc sống nhưng bản thân không còn bị lệ thuộc vào bất cứ đối tượng nào. Và chính vì vậy nếu người nào sống ngay thời đại này có đầy đủ vật chấ và tình thương tròn đầy mà vẫn không bị nô lệ trói buộc thì chắc chắn người đó xem như đang đi trên bước đường giải thoát.

Ý nghĩa giải thoát trong đạo Phật

Nhiều người nghĩ giải thoát là phải cắt đứt tất cả các mối quan hệ, vào ở ẩn trong nơi chốn rừng núi hoặc biệt lập trong các am thất. Đó hoàn toàn không phải là ý nghĩa tích cực của vấn đề giải thoát. Nhưng ý nghĩa thực của nó là sống ràng buộc giữa các mối quan hệ nhưng bản thân ta luôn có tự do và tự tại. Sống trên đời chúng ta không mong mọi người đều thuận theo ý mình, điều quan trọng là bản thân mỗi người có thái độ như thế nào với những người hành xử không phải với ta. Hãy biết buông đi tự tại hay những phản ứng giận dữ. Buông xả tự tại là chất liệu của giải thoát, phản ứng nóng nảy là điều kiện của buộc ràng. Giải thoát, vì vậy không có nghĩa là ám chỉ đến một thế giới hay một đời sống sau khi chết, mà chính trong cuộc đời hay kiếp sống này ta có tinh thần tự do tự tại trong mọi hoàn cảnh hay những đối đãi của con người. Giải thoát không những luôn có được tự do với tất cả những điều bất như ý mà còn tự tại với mọi điều điều ưa thích nữa. Đức Phật nói rằng phương pháp đưa đến an ổn giải thoát chính là cắt đứt mối ràng buộc của các pháp khả ái, khả lạc. Chúng ta phần lớn luôn bị thắt chặt bởi hai trạng thái tâm lý, hoặc là thích thú với những pháp khả ái hay bực phiền với những điều không khả ái.

Thời gian trong Phật giáo nguyên thủy

Khi đề cập đến vấn đề thời gian và những khía cạnh liên quan đến thế giới, đức Phậtthường dạy rằng với tri kiến hạn cuộc cũng như tâm thức còn đầy dẫy vọng tưởng của mình, con người rất khố để thấu hiểu một cách tường tận về vấn đề khởi nguyên của vũ trụ. Mỗi người chỉ có thể hiểu một cách tổng quát rằng sự hình thành và hoại diệt của thế giới diễn ra trong nhiều khoảng thời gian khác nhau. Trong lịch sử tư tưởng Phật giáo, vấn đề thời gian đã là một đề tài từng thu hút sự quan tâm của nhiều luận sư thuộc các truyền thống khác nhau, bởi lẽ nói đến thời gian cũng tức là bàn về sự vô thường của cuộc đời. Sự suy nghiệm và luận bàn về nó như thế không hoàn toàn thiên về chiều hướng triết lý suông đâu mà bản chất chính nó còn góp phần tạo nên được một nhận thức chân chính thự sự để từ đó xây dựng một nếp sống đúng đắn và ý nghĩa cho mỗi người.

Nhận thức về thời gian

Thời gian được ví như dòng nước chảy chẳng bao giờ ngừng nghỉ, mỗi khoảnh khắc vụt qua đều rất nhanh. Chính sự chuyển động của nó dường như luôn hướng về một hướng, đó chính là tương lai và không thể tạm dừng cũng không thể quay ngược lại. Mỗi người hãy luôn hiểu mọi thứ đều vô thường vì chúng luôn tồn tại trong khoảng thời gian hạn cuộc và theo giới hạn này như là một sát-na. Hơn nữa, hầu hết những trường phái của đạo Phật đã sớm tìm ra được lời giải cho sự thay đổi của mọi thứ giống như là sự tiếp nối của những trạng thái nhất thời.

Loading...

Ðời sống con người luôn nằm trong sự trói buộc và vòng xoáy nó khó có thể tháo gỡ ra được. Nếu hiểu theo cách trói buộc như là liên hệ hay tương quan xây dựng để có thể tồn tại, thì nghĩa này là đẹp và hướng đến sự tạo dựng sống còn. Quan niệm giải thoát của mỗi tôn giáo có thể rất khác nhau. Với đạo Phật giải thoát không có nghĩa là thoát ở đây để đến chỗ kia. Mà giải thoát nghĩa là giải thoát luôn cả ý niệm trong mỗi con người. Vì đôi lúc suy nghĩ đến cảnh đây hay cảnh kia, là còn sự ham thích với các điều đó, mà còn ràng buộc, vậy thì chắc chắn còn bị trói buộc. Hiểu như thế mới thực sự thấy giải thoát của nhà Phật luôn siêu việt và người hành được như thế mới thật là Bồ Tát.

Loading...