Quan niệm thông thường cho rằng muốn theo giáo lý Phật người ta phải lánh đời, là một điều sai lầm. Trong văn học Phật giáo có khá nhiều điểm nói đến những người nam nữ sống đời gia đình bình thường mà vẫn thực hành một cách hiệu quả những gì Phật dạy. Tu tập là để ngăn ngừa các việc làm xấu cũng như khả năng tạo nghiệp ác đang còn tiềm ẩn trong tâm thức con người cũng như cần phát triển nhân phẩm đạo đức của bản thân mỗi người.
Thật sự, tu hành nghĩa là gì?
Lời nói thường không đi đôi với việc làm. Muốn mình thực sự là kẻ tu hành thì sống cũng như làm ăn hành xử như thế nào cho đúng nghĩa chữ tu. Con người không nên hiểu đi tu chỉ đơn giản là đi đến chùa thắp nhang, cúng dường, tụng kinh… là đủ, bởi vì những việc đó chỉ mới là sự tu ở trên hình thức bên ngoài nhưng thật sự cần phải tu nơi chính tâm tính mình, chỉnh sửa ba nghiệp cho tốt đẹp.
Đi tu chỉ là một trong nhiều lựa chọn trong cuộc sống
Việc một số người chọn cách đi tu, theo nhận định của nhiều chuyên gia thì giống như là một trong nhiều lựa chọn cho cuộc sống. Bởi, trên thực tế, có một số người người chọn cách đối đầu với chính cuộc sống ở thực tại. Tuy nhiên, đối với những người có duyên tu nhiều đời lại mang nhiều ý nghĩa. Việc chọn lựa xuống tóc đi tu của một số người là bởi quan niệm đến với đạo Phật. Vấn đề quan trọng nhất trong cuộc sống này của mỗi con người là trách nhiệm của mình trước gia đình cũng như xã hội. Nếu mỗi người ai cũng làm những điều tốt đẹp cho bản thân nhưng luôn nghĩ đến cộng đồng, xã hội thì cuộc sống của mỗi người sẽ thực sự có ý nghĩa hơn và cùng hướng đến một mục tiêu, làm cái gì đó để ngày mai tốt đẹp hơn.
Tu hành là hướng tới lợi ích của người khác
Người tu hành chân chánh phải biết rằng tu hành đúng nghĩa là biết thay đổi và sửa bản thân cho đủ đạo đức, phải bồi bổ những thiếu sót của chính mình. Chúng ta cũng hay viện cớ mình còn bận bịu việc đời, việc gia đình, việc nọ việc kia đủ thứ nên ít có thời gian mà tập trung lo tu hành cho nghiêm túc. Phần đông mỗi người khi nhập môn rồi, tuổi đạo cũng đã mấy chục năm và tuổi đời cũng lớn nhưng đâu phải ai ai cũng giữ được trường trai và chăm chú về tu thiền. Như vậy, cho đến khi bản thân lìa bỏ trần gian này thì ngẫm nghĩ lại cũng chẳng khác gì người đời chưa tu.
Muốn theo giáo lý nhà Phật phải xa lánh đời?
Quan niệm thông thường cho rằng muốn theo giáo lý Phật người ta phải lánh đời, là một quan niệm sai lầm. Ðối với một số người, có thể là điều thoải mái êm dịu khi sống đời ẩn dật trong một nơi yên tĩnh, xa hẳn tấp nập phiền muộn. Nhưng chắc chắn thật là can đảm cũng như đáng ca ngợi cho những ai thực hành Phật giáo mà vẫn có thể sống giữa đồng loại của mình để giúp đỡ họ và làm lợi ích cho họ. Có lẽ trong vài trường hợp sẽ tốt hơn cho một người nếu sống ẩn dật một thời gian để có thể trau dồi tâm ý cũng như tính tình như tập luyện trước về đạo đức tri thức và tâm linh để về sau có đủ khả năng giúp đỡ đồng loại. Nhưng ta có thể thấy nếu một người sống suốt đời chỉ biết trong cô độc và chỉ biết đến hạnh phúc cũng như cách cứu rỗi cho mình, không suy nghĩ cho đồng loại, thì điều này khó có thể phù hợp với các giáo lý căn bản trên tình thương, từ bi và sự giúp đỡ kẻ khác.
Vào chùa cứu đời chứ đừng tránh đời
Mọi người con Phật nên mở rộng tinh thần vì cộng đồng, đây là điều rất tốt trong an sinh xã hội. Sống bản năng là do xã hội chưa phát triển nếu nó phát triển thì trí tuệ con người khá cao và chính cái bản năng đó được hạn chế lại vì ta nên biết rõ nếp sống ấy rất nguy hiểm. Vậy với người tu nên kiểm soát được bản năng của mình, để không đòi hỏi về những ham muốn xấu cũng như có thể đạt được kết quả cao trong tu tập. Chúng ta nên biết vào chùa là để được đào tạo thành người cứu đời chứ không cố gắng tránh đời. Tuy nhiên cũng nên tùy thuộc nơi khả năng của từng cá nhân, đừng nên bỏ cái lợi lớn đi tìm cái lợi nhỏ để rồi mất tất cả.
Không phải mọi người trên thế giới ai cũng đi tu hoặc ẩn dật trong hang động. Ðạo Phật dù cao cả hay trong sáng đến đâu, cũng sẽ vô dụng đối với nhân loại nếu đại chúng không thực hành được trong đời sống hằng ngày. Nhưng nếu hiểu đúng tinh thần Phật giáo chắc chắn ta có thể thực hành trong đời thường. Và để thực hiện được sứ mệnh cao cả ấy thì Phật giáo không thể lánh đời. Ấy là việc hiểu rõ căn nguyên của cuộc sống để có thể định hướng được lối đi cho mỗi con người.