Ăn chay thiết nghĩ là ngay từ trong suy nghĩ hay tâm hồn của chúng ta chứ đâu phải ăn chay chỉ trên hình thức. Tất cả mọi sinh vật đều có linh hồn và chúng khao khát được sống cũng như được yêu thương. Mỗi người thà ăn mặn mà thâm tâm thanh tịnh, ăn là để sống để nuôi tấm thân này còn hơn bản thân ăn chay mà tưởng tượng ra đang ăn cá hay thịt bò. Vậy nên con người hãy biết tu tập và hồi hướng công đức cho chính bản thân để mai sau được siêu thoát và trở về cõi lành.

Ý nghĩa của sự ăn chay

Ăn chay nói chung là vì lòng từ bi và tránh ác báo cũng như thuận ích cho con đường tu hành. Nếu lập cơ bản nơi bốn điểm này mà dùng chay, thì chắc chắn sự thực hành sẽ bền và tăng thêm phước huệ. Nhưng trái với điểm cơ bản đó, tất việc làm chỉ có tính cách thời gian hay khó bền bỉ, kết cuộc sẽ không được lợi ích gì thiết thật trên đường tu.

Ăn chay không phải là điều kiện để giải thoát hay giác ngộ

Mặc dù nhìn chung cho thấy hiện nay số lượng người ăn chay đang có khuynh hướng gia tăng nhiều vì những lý do khác nhau, nhưng nếu chỉ xét riêng về nhận thức của Phật tử đối với việc ăn chay thì thực sự không nhiều lắm. Việc ăn chay sẽ không giúp chúng ta đạt đến sự giải thoát đích thực. Nếu bạn là người ăn chay trường và xem đó giống như một thành quả tu tập mà hề không quan tâm đến các pháp tu khác thì chắc chắn đó là một sai lầm nghiêm trọng. Một người có thể ăn chay vài chục năm nhưng điều đó không nói lên được sự tiến bộ tâm linh trong tu tập. Ăn chay cũng có thể là một bước tiến hay một thay đổi tốt trong sự tu tập nói chung của ta, nhưng nếu chỉ biết ăn chay thôi mà không biết hành trì bất kỳ một pháp môn nào khác cũng như không quan tâm đến việc tu dưỡng tâm tánh, thì chắc rằng sự ăn chay của bạn sẽ không hề mang lại bất cứ lợi ích nào.

Ăn chay không bằng tu tâm tính hướng về Phật

Đừng bao giờ tự ép buộc bản thân mình phải ăn chay nếu trong tâm chưa thực sự sẵn sàng. Nếu ăn chay được thì tất nhiên đó là một điều tốt và hãy tận dụng điều kiện tốt đẹp đó để thực hành các pháp tu mà đức Phật đã truyền dạy. Và nếu bản thân con người thực sự có tu tập như thế, chắc chắn sẽ không có chỗ cho những sự kiêu mạn, kích bác hay tranh biện khởi lên trong tâm mình.Thật ra, việc ăn chay tự nó không hề tạo ra công đức gì cả. Nếu con người từ bỏ việc ăn thịt, đó là bắt đầu dừng lại những nghiệp ác của chính mình, nhưng không có nghĩa là đang tạo tác nghiệp lành. Hơn thế nữa, sự chuyển hóa tâm thức trên con đường tu tập đòi hỏi bản thân mỗi người phải có những nỗ lực tu dưỡng, sửa đổi và hoàn thiện chính mình, và những điều đó không tự nhiên diễn ra chỉ vì ăn chay.

Ăn chay nhưng cái tâm lại ăn mặn

Ngoài miệng thì niệm Phật lâm râm, nhưng bên trong tâm thì quá hung dữ. Thế nên, cho dù ăn chay nhiều hay thường xuyên niệm Phật mà bản thân không chịu thay đổi cho thiện thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ mà thôi. Vì vậy, khi nói lời tu, người Phật tử phải nhớ thân miệng thì ý cũng phải phải thiện. Con người chân chính không đặt nặng việc đi chùa thường, tụng kinh giỏi hay ăn chay nhiều, mà phải biết tu ba nghiệp thân khẩu ý cho thiện. Tức là chuyển hóa ba nghiệp ác thành những nghiệp thiện, mỗi khi đi chùa niệm Phật ăn chay là phải nhớ từng hành động lời nói cũng như ý nghĩ luôn luôn phải thiện. Như vậy, thì có lúc nào là không tu. Chẳng hạn thân cuốc cỏ khi xưa thấy rắn thì lấy cuốc đập chết, nay thấy rắn tránh đi không đập, đó đã là chuyển nghiệp thân ác thành thiện. Xưa khi bản thân tiếp xúc với bạn bè đôi lúc họ nói lời hung dữ làm mình tức giận bèn nói nặng lời cho đỡ ghét, nhưng nay nhớ mình là người tu không được lớn tiếng gây cãi nên cố gắng im lặng mà nhẫn nhịn. Ðó chính là chuyển nghiệp khẩu ác thành thiện rồi.

Loading...

Tất cả chúng ta đều sẵn có hai thứ tâm địa, đó là hiền lương và bất lương. Tu tâm dưỡng tánh nghĩa là làm sao sửa đổi cũng như cố gắng chừa bỏ những tâm niệm trên đây, làm sao khi có gió thổi đến, mà mặt biển tâm thanh tịnh của bản thân chúng ta không một chút xao động và gợn sóng, tức là chính mỗi người chúng ta đã đạt được mục đích cứu kính của Đạo Phật rồi. Đó mới thực sự là một người chơn chính tu theo giáo lý nhà Phật, mới được xem là một Phật Tử thuần thành, dù là tại gia cư sĩ hay xuất gia tu sĩ.

Loading...