Ngày nay khi khai trương cửa hàng người ta thường tổ chức lễ ra mắt vô cùng long trọng và đầy lễ nghi với mong muốn công việc làm ăn luôn được suôn sẻ và phát đạt. Trong lễ khai trương người ta thường trang hoàng lộng lẫy, bày biện đẹp… để tiếp đón những vị khách khai trương đầu tiên. Nhưng trước khi tiếp đón khách gia chủ thường làm lễ cúng xin Thổ Thần cai quản xin phép cho khai trương và phù hộ độ trì cho việc làm ăn được an lành và đông khách.

Nguồn gốc của văn khấn

Từ xưa đến nay, trong tâm thức người Việt thì Trời, Phật, thánh thần, tổ tiên… có một vị trí vô cùng đặc biệt và đồng hành một cách gần gũi, thân thiết đối với từng thành viên trong suốt quá trình sống của mỗi người tại gia đình và cộng đồng dân tộc. Bởi vậy mà việc thờ phụng  luôn được người Việt coi trọng bằng cách chế định ra hàng loạt nghi thức hay các bài văn khấn, vật phẩm với những đặc trưng riêng biệt để dâng hiến và tỏ lòng tôn kính, nguyện cầu, đồng thời xem đó như là những cách thức nối liền hay liên hệ với thế giới thần thiêng của mình. Những phong tục, nghi thức và văn khấn ra đời đã phần nào tạo nên nét đặc sắc, độc đáo góp phần làm phong phú nền văn hóa tâm linh của cộng đồng người Việt trên khắp cả nước và được bạn bè khắp nơi trên thế giới thán phục chiêm ngưỡng.

Những yếu tố để có thể tạo nên một bài văn khấn

Văn khấn là lời đệ trình cho những người đã qua đời. Một bài văn khấn cần có những yếu tố gồm xích bài và logic. Bài văn khấn gồm nhiều ý và đối với từng loại đều dùng ở mục đích và thời điểm khác nhau để có thể phù hợp với phong tục tập quán cũng như mong muốn của gia chủ. Ví dụ như lễ cúng ông địa có bài văn khấn cúng ông Địa, lễ cúng ông Táo có bài văn khấn ông Táo, lễ cúng giao thừa sở hữu văn khấn cúng giao thừa trong nhà hoặc không tính trời, lễ cúng thần Tài có văn khấn thần Tài.

Văn khấn dùng trong dịp nào?

Các bài văn khấn thường được dùng trong các nghi lễ của đời người như ngày sinh, ngày đầy cữ, ngày đầy tháng, đầy năm, rồi lễ cưới, lễ mừng thọ, lễ tang, cho tới các lễ tiết trong năm như tết nguyên đán, tết mồng ba tháng ba, mồng năm tháng năm, rằm tháng bảy…Con người luôn muốn bày tỏ lòng thành thông qua các lời khấn. Vì rằng lời trong bài văn khấn luôn bao hàm sự mong muốn vươn tới cuộc sống tốt đẹp, đạo đức cũng như làm tỏa sáng vẻ đẹp văn hóa, đạo lý cổ nhân được lưu truyền theo năm tháng. Đây cũng là một tập tục có từ lâu đời của người Việt. Nó phản ánh một khát vọng sống, khát vọng chân chính của con người luôn cầu mong được có cuộc sống ấm no và hạnh phúc.

Văn khấn trong mối quan hệ với văn hóa phật giáo

Ta thấy rằng Đạo Phật đã du nhập vào Việt Nam từ những kỷ nguyên tây lịch, rồi tồn tại, phát triển và song hành với dân tộc này cho đến tận hôm nay. Thời gian được xem là thước đo của chân lý thì có thể thấy Đạo Phật đã khẳng định chân giá trị của nó trên mảnh đất này. Trong các lĩnh vực xã hội, văn hóa chính trị đặt biệt là xét trên khía cạnh hệ thống tư tưởng thì Đạo Phật đã trực tiếp hoặc gián tiếp tạo nên một quan niệm sống cũng như sinh hoạt cho mỗi người Việt Nam. Đạo Phật luôn dạy con người hiếu kính cha mẹ niềm tri ơn và báo ơn và nó dường như đã trở thành bản tính tự nhiên, ăn sâu vào tâm khảm của người dân Việt . Chúng ta phải biết rằng tất cả tinh hoa cũng như tinh thần cao đẹp này không phải tự nhiên mà có mà chính là nhờ sự ảnh hưởng của cả một nền giáo dục, một tổ chức văn hóa từ ngàn xưa để lại tương xứng với tư tưởng và phong tục của dân tộc Việt. Lời dạy của phật về việc nhớ ơn và báo ơn cha mẹ là những cảm giác suy tư in đậm trong lòng của người Việt. Đối với Phật giáo việc con người khi thiết lập nghi lễ cúng tổ tiên luôn kèm theo những bài văn khấn là một nét đẹp thể hiện niềm kính trọng và biết ơn đối với cha mẹ. Xem ra, từ trong cội rễ văn hóa dân gian, dân tộc con người ta luôn luôn khát vọng được sống an lành, bình an, xây dựng một đời sống hướng thiện. Chìa khóa để con người mở cánh cửa hạnh phúc là dạy cho mỗi cá nhân hiện hữu ở đời này là biết suy nghiệm hướng về cội nguồn tổ tiên ông bà, cha mẹ. Tất cả để minh chứng cho tấm lòng tri ân và biết ơn đối với công đức của chư Phật, Thánh thần, tổ tiên đã dành cho họ. Đây cũng chính là cội rễ của các giá trị tâm linh mà con người đã suốt đời trải nghiệm trong dòng sống tương tục này, đúng như lời khẩn nguyện của mỗi người trong Văn khấn.

Loading...

Văn khấn khai trương cửa hàng

Sắm lễ khai trương cửa hàng

Lễ vật trong lễ khai trương cửa hàng gồm: Lễ ngọt như hương, hoa quả phẩm oản, vàng mã, trầu cau, bánh kẹo… và lễ mặn gồm đĩa xôi, gà, chén cơm, canh… để phần nào thể hiện tấm lòng thành của tín chủ đến các vị Thổ Công, Thổ Địa. Tùy vào mỗi người mà có những mâm cỗ cúng khác nhau. Hơn nữa mâm lễ được chú trọng cả hình thức cũng như chất lượng hay việc bày biện đẹp mắt thể sẽ phần nào thể hiện sự khéo léo của người cúng.

Chọn ngày và giờ cúng lễ khai trương

Trước khi làm lễ khai trương bạn nên xem ngày tốt, giờ tốt theo tuổi của mình để xác định thời gian làm lễ, đặt bàn cúng và mở cửa hàng đón tiếp khách sao cho linh nghiệm nhất để cho mọi việc diễn ra tốt đẹp và cửa hàng được thuận lợi làm ăn buôn bán cho đông khách.

Cách làm lễ khai trương

Bạn bày lễ vật lên bàn lớn đặt trước cửa công ty khi đến giờ tốt bạn châm đèn, hương lên rồi khấn 3 vái cắm hương và đọc bài văn khấn bên dưới. Sau khi hết tuần hương bạn khấn tạ thần linh 3 vái rồi lấy vàng mã đi hóa sau khi cháy hết là bạn đã làm xong thủ tục khai chương rồi đó. Tiếp tục tiến hàng mời khách vào cửa hàng. Nếu chọn người hợp tuổi với gia chủ khai trương mua hàng cũng sẽ mang lại tài lộc cho cửa hàng và công ty.

Văn khấn cúng lễ khai trương cửa hàng

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời và mười phương Chư Phật,

Tín chủ chúng con là: ……………………………
Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sắm sửa lễ, quả cau lá trầu cùng hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án với tấm lòng thành tâu rằng: tín chủ con xây cất  một ngôi hàng ở tại xứ này địa chỉ và nếu là cơ quan, công xưởng thì khấn là tín chủ con là con là giám đốc hay thủ trưởng cùng toàn thể công ty hôm nay muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh hoặc sản xuất phục vụ nhân sinh, phục vụ sinh hoạt. Do đó chúng con chọn được ngày lành tháng tốt sắm sanh lễ vật cáo yết tôn thần dâng cùng bách linh … cúi mong soi xét.

Chúng con xin kính mời quan tất cả Thần linh cai quản khu vực này linh thiêng giáng hiện trước hương án và thụ hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành. Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con buôn bán hanh thông,là ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, cần gì được nấy, nguyện gì cũng thành. Chúng con cũng xin được  mời các tất cả các vị Tiền chủ, Hậu chủ khu vực này, xin hãy tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ con làm ăn buôn lán gặp nhiều may mắn.

Tấ cả chúng con với chút lễ bạc xin thành tâm kính lễ và cúi xin được các Ngài phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Loading...