Mọi sự việc nhất định là có nguyên nhân, nếu không có nguyên nhân thì việc gì cũng không xảy ra được đó chính là nguyên lý của quy luật nhân quả. Trong kiếp nhân sinh chắc chắn ai cũng muốn có được một cuộc sống phong phú, đa dạng sắc màu, khỏe mạnh và thọ lâu. Nhiều người chú trọng thức ăn dinh dưỡng, rèn luyện dưỡng sinh… nhưng có một điều họ luôn quên mất là tu dưỡng đức hạnh. Đây mới chính là phương pháp bảo đảm sức khoẻ tốt nhất. Hiện nay nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng thiện ác hữu báo, người làm việc thiện sẽ được sống lâu trường thọ.
Quy luật nhân quả trong đời sống luôn đúng
Quy luật nhân quả trong đời sống con người
Nội dung của quy luật nhân quả có thể hiểu đơn giản là bất kì sự vật nào sinh ra và phát triển đều có nguyên nhân và kết quả. Nguyên nhân sinh ra của một sự vật là kết quả mà quá trình phát triển của một sự vật khác mang lại đồng thời kết quả của quá trình này sẽ quyết định nguyên nhân sinh ra cho một sự vật khác. Nguyên nhân và kết quả liên tục tuần hoàn và vĩnh viễn không dừng lại. Tuy nhiên, nhân quả lại là thứ có thể thay đổi được. Chỉ cần người ta nhận ra sai lầm của mình biết từ bỏ thì có thể cải thiện được phần nào số mệnh của mình.
Luật nhân quả được chi phối bởi những yếu tố gì?
Quy luật nhân quả sinh tồn trên hành tinh này thì tình yêu nam nữ cũng nằm chung trong quy luật đó, nhưng chính nó cũng là một nguyên nhân sinh ra muôn thứ khổ đau của con người. Vì thế trai gái gặp nhau đều do duyên nhân quả đưa đẩy để gặp nhau. Tình yêu trai gái chỉ là duyên nhân quả, còn thành vợ thành chồng đó là nợ nhân quả hay còn gọi là nghiệp báo nhân quả. Chúng ta phải nhớ rằng mọi nghiệp thiện hay ác, nặng hay nhẹ, đều do nhân quả. Cũng giống như việc người trồng cam thì sẽ được cây cam và quả cam. Không thể trồng cam mà lại mọc ra cây ớt. Tất nhiên trồng cam vẫn có thể không có cam ăn nếu không biết trồng, không bón phân tưới nước. Hơn nữa dù cho có biết trồng thì cũng phải có thời gian nhất định mới có quả. Tạo nghiệp ác hay nghiệp thiện cũng vậy, nghĩa là phải có đủ nhân duyên và thời gian thích hợp thì mới có quả báo thiện hay ác.
Con người nên tin vào quy luật này
Nhân quả hiện hữu mang lại đời sống an nhiên
Nhân quả là quy luật bất di bất dịch của vũ trụ được Đức Phật phát hiện sau khi thành chánh quả dưới cội Bồ Đề. Chính quy luật nhân quả đã phá tan những ý niệm sống về thần quyền, cho rằng có một đấng toàn năng đủ sức để ban phước giáng họa hay điều khiển cuộc sống của con người. Khi biết, hiểu và sống theo luật nhân quả bạn sẽ làm chủ cuộc sống của mình và biết cách chuyển hóa những khổ đau đúng chánh pháp cũng như nắm giữ được vận mệnh trong tay mình.Nhân quả là thứ công bằng đến đỗi không còn ai tránh né trốn chạy người được. Tạo nhân nào thì phải gặt quả nấy, vì vậy chúng ta hãy cẩn thận, trước khi nói hay làm phải suy nghĩ cho thật kỹ rồi mới nói, mới làm đừng vội vàng nói ra hay làm hấp tấp rồi sẽ gặt lấy quả khổ. Đó là hành động nhân quả ác thiếu suy nghĩ chín chắn, thiếu cảnh giác và cẩn thận trong lời nói hay trong hành động làm. Nếu mỗi người biết bình tĩnh, cẩn thận, dè dặt suy tư chín chắn trước khi nói hay trước khi làm thì sẽ mang lại sự an vui cho mình và cho người hoặc cho cả hai.
Phật giáo nhìn về nhân quả như thế nào?
Thuyết nhân quả của nhà Phật nói đủ là nhân duyên và quả là một triết lý mang tính khoa học đây là quy luật tự nhiên của vũ trụ và không mang tính chất hình thức của sự thưởng phạt từ một đấng quyền năng nào. Hiểu vậy trong cuộc sống, chúng ta vui vẻ đón nhận những khổ đau bất thường xảy đến với mình như một kết quả do chính mình tạo nhân từ trước. Từ đó suy nghiệm ra, lý nhân quả chi phối cả vũ trụ nhân sinh. Nếu tin sâu nhân quả thì chúng ta sẽ được thăng hoa trên đời sống tâm linh trở nên hiền thiện đạo đức. Ngược lại nếu ta không tin nhân quả thì cuộc sống chúng ta trở nên liều lĩnh và càn bừa. Hơn nữa nếu là một người Phật tử chân chính thì chaecs chắn phải có sự tin tưởng tuyệt đối về lý nhân quả vì đây là một lẽ thật. Chúng ta có thể kiểm nghiệm ở nơi hiện tượng hữu sanh hữu diệt theo chiều nhân quả từ đó áp dụng tu tập cho bản thân mình và mọi người chuyển đổi những việc xấu ác nơi mình góp phần vào đời sống gia đình và xã hội được bình an. Tin nhân quả chúng ta tự ý thức dè dặt từng bước đi trong cuộc sống này chính bản thân mình sống có ý nghĩa. Và chính bản thân chúng ta sẽ đem cái ý nghĩa đó mà làm những việc hữu ích cho tất cả mọi người.
Khoa học nhìn về nhân quả như thế nào?
Ai nấy đều mặc nhiên chấp nhận quan hệ nhân quả và áp dụng một cách tự nhiên trong cuộc sống mà không mấy khi suy luận cho thấu đáo. Trong các truyện thần thoại hay các truyện cổ tích, ta thường thấy các dân tộc giải thích nguyên nhân các hiện tượng trong trời đất theo nhiều lối khác nhau, rồi thế hệ trước dạy lại cho thế hệ sau mà ít ai kiểm chứng. Có người nói đến quan hệ nhân quả giữa sự việc ở kiếp này với sự việc ở kiếp khác giữa sự việc có tính cách vật chất có thể đo lường được với sự việc không đo lường được. Làm như thế tức là có áp dụng nguyên lý nhân quả. Nhưng đó không phải là những định luật khoa học, vì nó ở ngoài phương pháp khoa học. Quan điểm khoa học thì khác. Khoa học không có chân lý gia truyền hay bí truyền do sư phụ hay là bậc thượng trí nào đó đóng cửa dạy cho con em, cho đệ từ ngoan ngoãn bảo sao nghe vậy. Những điều nói lên trong khoa học thì có tính cách công cộng. Nó không phải là do thần linh hay Trời Phật dạy riêng cho tín đồ trong môn phái mà do người ta thoả thuận với nhau về phương pháp để kiến tạo, sao cho ai nấy đều có thể kiểm chứng và đồng ý.
Nhân quả tác động như thế nào đến đời sống?
Quy luật nhân quả phát biểu rằng mỗi kết quả trong cuộc sống của bạn đều có một nguyên nhân. Nó còn gọi là quy luật sắt của vũ trụ. Nhân nghĩa là nguyên nhân, là hạt, tức hạt giống. Quả là kết quả, là trái tức là kết quả hữu hình hoặc vô hình của một hạt đã gieo trồng. Quan điểm này của quy luật nhân quả chính là sự tương quan chặt chẽ và mật thiết giữa sự gieo và gặt. Nếu bạn gieo hạt tốt, bạn sẽ gặt được quả thơm ngọt hạnh phúc. Ngược lại gieo hạt xấu kết quả nhận được là vị đắng chát khó khăn. Tất cả những gì bạn thu được ngày hôm nay đều là kết quả của những gì bạn đã gieo trong quá khứ.Trong cuộc sống mọi sự việc xảy ra đều có nguyên nhân dù thành hay bại. Hạnh phúc may mắn không đến một cách tình cờ hay như một phép màu, nó phụ thuộc và suy nghĩ và quyết định của bạn ở những tình huống gặp phải trong cuộc sống. Mọi thứ bạn từng trải qua đều bắt đầu bằng một kiểu suy nghĩ nào đó của bạn hay của người khác. Nếu bạn thay đổi chất lượng suy nghĩ thì chất lượng cuộc sống của bạn sẽ thay đổi. Bạn xây dựng toàn bộ thế giới của mình theo cách bạn suy nghĩ và đặt vấn đề về cuộc sống. Giá trị hay ý nghĩa của con người đều phụ thuộc vào suy nghĩ của bạn. Chính vì vậy, khi bạn thay đổi suy nghĩ cũng có nghĩa là bạn thay đổi cuộc đời mình.
Khi con người có ác niệm sẽ sản sinh độc tố trong máu
Ác niệm của con người có thể sản sinh ra loại độc tố trong máu. Khi con người đang trong tâm thái bình thường nó giống như những bọt khí trong ly nước lạnh, nó là một loại vật chất trong suốt không màu. Nhưng khi con người có tâm lý oán hận, tức tối, khủng hoảng hay đố kỵ thì sẽ biến đổi màu sắc. Thông qua phân tích hoá nghiệm người ta có được kết quả rằng khi con người bộc lộ tư tưởng phản diện sẽ làm sản sinh độc tố trong máu. Trong một nghiên cứu chung giữa trường đại học Cardiff Anh và trường đại học Texas Mỹ các nhà khoa học chỉ ra rằng ác có ác báo và sau khi thống kê, họ phát hiện những người hay phạm tội khi còn trẻ tuy có sức khoẻ cường tráng hơn những người khác nhưng khi bước vào tuổi trung niên thì cơ thể họ suy yếu một cách nhanh chóng. Tỷ lệ nhập viện và tàn tật cao hơn so với những người khác rất nhiều lần. Ở đây rất có khả năng liên quan đến đến thói quen sinh hoạt của những người phạm tội đó.
Những người bộc lộ khuynh hướng nhân đạo sẽ kéo dài tuổi thọ của họ
Trên thực tế những người bộc lộ khuynh hướng nhân đạo, giúp đỡ người khác, dễ hòa đồng và sống hòa thuận sẽ kéo dài tuổi thọ của họ hơn so với những người cư xử trái ngược. Các phát hiện này còn cung cấp bằng chứng rằng ở các chủng tộc khác nhau thì các hoạt động rèn luyện thể chất và các phong cách sống khác nhau đều không có ảnh hưởng đáng kể đến tuổi thọ. Ngoài ra các nhà khoa học cũng nghiên cứu về lĩnh vực khoa học thần kinh và phát hiện ra rằng khi con người có những ý nghĩ lương thiện, suy nghĩ tích cực thì những tế bào miễn dịch sẽ hoạt động mạnh hơn và những người đó sẽ không dễ mắc bệnh. Khi họ duy trì trạng thái tâm lý đó càng lâu thì hệ thống miễn dịch của họ sẽ càng khỏe mạnh. Ngược lại, những người có suy nghĩ xấu, suy nghĩ tiêu cực thì sự tuần hoàn của các chức năng trong cơ thể sẽ bị phá hoại.
Từ những nghiên cứu khoa học cũng như những kinh nghiệm sử sách đã ghi thì chúng ta có thể nhận thấy thiện ác hữu báo đã không còn chỉ là giới hạn trong phạm vi lý luận tôn giáo nữa. Nó đã trở thành quy luật thực tiễn phát triển và sinh tồn căn bản của toàn nhân loại. Con người muốn hướng tới một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn hơn trong tương lai trong thế kỷ mới thay vì tập trung toàn bộ chất xám vào khoa học kỹ thuật thì hãy luôn bảo trì một nền tảng đạo đức đủ vững chãi và một trái tim từ bi, trong sáng và vị tha.