Xã hội phát triển đến mức nào đi nữa thì những giá trị truyền thống phương Đông, tức là cội nguồn văn hóa của mỗi dân tộc Châu Á vẫn cần phải được bảo tồn và trân trọng. Nhưng nếu chúng ta xét về nhân sinh quan đối với con người hiện đại thì nó có ý nghĩa thực tế và hoàn toàn mới mẻ. Ông cha ta đã dạy: “Tín giả nhân nhập”câu này có nghĩa là người có đức tín nghĩa sẽ được nhiều người theo. Người có tín nghĩa là người tốt, biết trọng lời hứa và biết giữ nghĩa tình người như vậy ai lại không trọng nể.

Thật vậy, sống với nhau trong cuộc đời thì phải tin tưởng nhau.  Dù ta với rất nhiều người không phải là liên hệ thân thích, nhưng nếu ta gởi niềm tin cho nhau tức là ta đã thể hiện lòng kính trọng và công nhận sự có mặt của người trong cõi đời này. Khi ta tin người, ắt hẳn người ấy sẽ cảm nhận và trao lại cho ta niềm tin từ chính họ. Tuy nhiên, cuộc sống hôm nay đang theo hướng tranh giành quyền lợi. Ai ai cũng tranh thủ tích góp lượm nhặt nhiều quyền lợi cho riêng bản thân. Có những người đã dùng những thủ đoạn, kể cả lừa gạt để hành xử với nhau. Những người ấy là những kẻ thất tín, chắc chắn sẽ chẳng có ai tín phục và tin dùng. Thất tín là làm mất lòng tin của người khác đối với mình, vì không giữ đúng lời hứa.

Đừng vì cái lợi trước mắt mà đánh mất chữ tín

Trọng chữ tín là một phẩm chất cao quý. Người thiếu chữ tín sẽ không có thể tạo dựng cho mình tình bạn hay bất cứ mối quan hệ bền vững nào trong cuộc sống. Sự bội tín dù có khi thu được món lợi nào đó, nhưng cái giá phải trả có khi kéo dài trong cả cuộc đời. Mất tiền còn có thể tìm lại được, nhưng mất chữ tín rất khó lấy lại được lòng tin. Giữ chữ tín là nguyên tắc hàng đầu, là chuẩn mực đạo đức trong tất cả các mối quan hệ, dù là trong gia đình hay ngoài xã hội.  Không ai muốn kết giao với người bất tín. Đừng vì cái lợi trước mắt mà đánh mất chữ tín. Hãy giữ chữ tín vì đó là một tài sản vô giá.

Làm người không giữ chữ tín thì không làm được việc gì thành công

Người xưa vô cùng coi trọng chữ tín. Và bản thân họ luôn khẳng định rằng, lời nói luôn phải có sự tin tưởng tuyệt đối. Khi bản thân họ đã chủ định giữ chữ tín với người nào đó mà lại không làm được thì chắc chắn họ sẽ cảm thấy những năm tháng cuộc đời về sau là không còn giá trị và ý nghĩa gì nữa. Chữ tín là một nhân cách đáng quý của con người mà chúng ta có dùng tiền cũng không mua được, đường đường chính chính làm người thì nên làm việc một cách rõ ràng rành mạch. Sống ở đời đừng để người khác mất lòng tin vào bản thân bạn, bởi khi khi người khác tin bạn thì đó chính là giá trị của bạn trong lòng người đó.

Thất tín chắc chắn là sự phá sản lớn nhất của một con người

Thượng đế tạo ra hình hài con người nhưng ngài không thể tạo ra tính cách mỗi người được, bởi vậy rất khó để tạo niềm tin với người khác nhưng thật dễ để đánh mất nó. Người ta hay lầm tưởng hoặc biện minh cho những lý do của mình mà ít ai hiểu rằng khi niềm tin của người khác đã mất thì rất khó tạo dựng lại. Gieo một hạt mầm, phải qua rất nhiều công đoạn chăm sóc, nuôi dưỡng để hạt mầm lớn lên nhưng chỉ tốn một vài giây để người ta vứt đi thành quả của mình. Người xưa khi nói thường hay dùng từ tín nghĩa, lời một khi đã nói ra thì cả đời sẽ phải thực hiện. Ngày nay thì chữ tín nghĩa thường được ghi thành tín dự nhưng ý nghĩa thì đã sai khác ngàn dặm. Tín là cầu nối giữa con người với con người là nền tảng cũng như là cơ sở để con người sống chân thành với nhau. Nếu như con người không giữ được chữ tín thì con người như mất đi tất cả thế mới nói thất tín chính là phá sản lớn nhất của đời người.

Loading...

Niềm tin tạo nên giá trị cho cuộc sống. Và chính cuộc sống của những con người dám đặt niềm tin vào nhau vẽ nên sắc màu thiêng liêng cho thế giới này. Cũng nhờ lòng tin mà cộng đồng có thêm những mối tương quan mới mẽ,người xưa còn đề cập đến chữ tín như là đòi buộc tất yếu của những ai có lòng tự trọng, biết giữ uy tín. Người có uy tín được ví như người đứng vững trên đôi chân lòng tin và trách nhiệm.  Chữ tín quý giá và thiêng liêng như vậy, nên nó xứng đáng là món quà để tri kỷ tặng nhau cho nên sống ở đời đừng bao giờ đánh mất đi chữ tín.

Loading...