Lâu nay quan niệm dân gian có câu “Chớ đi ngày 7, chớ về ngày 3” để chỉ những ngày xấu, không đem lại may mắn. Tuy nhiên, gốc tích và cơ sở đúng sai của câu nói này thì không phải ai cũng biết rõ. Thật ra, các ngày lành, dữ, tốt xấu mà dân gian ta quy định đều có cơ sở khoa học nhất định. Việc kiêng kỵ này cũng là một liệu pháp để mọi người có động lực, niềm tin và yên tâm vào công việc đang làm, sẽ làm. Tuy nhiên, không nên lệ thuộc quá nhiều sẽ gây hỏng việc, đồng thời sa đà vào những trò mê tín dị đoan.
Kiêng kỵ dân gian về việc “chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3”
Số 3, 7 trong câu “Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba” chỉ là một sự ước lệ để ám chỉ những ngày lẻ. Theo như quan niệm truyền thống cho rằng con số lẻ thường là những con số đơn độc còn ngược lại số chẵn là số có đôi có cặp. Do đó khi bắt đầu làm việc gì cũng nên tránh sự đơn độc thì khả năng thành công sẽ cao hơn.
Vì sao “Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba”?
Người Việt Nam có quan niệm cho rằng vào những ngày đó thì ngọc hoàng sai 3 cô gái xinh đẹp xuống hạ giới để làm mê muội và thử lòng con người. Nếu ai gặp phải sẽ bị các cô làm cho bỏ bê công việc hay đam mê tửu sắc, cờ bạc. Đồng thời, đó cũng là một lời nhắc nhở con cháu nên làm chủ trong mọi hoàn cảnh, chịu khó học tập, cần cù làm việc. Sở dĩ có câu “Chớ đi ngày bảy,chớ về ngày ba” là vì theo quan niệm dân gian, đó chính là ngày tam nương sát. Điều này xuất phát từ thời xa xưa khi mà người ta gặp những chuyện không hay như làm nhà bị sập, gây chết người hoặc làm công việc hệ trọng như cưới hỏi, đi xa nhưng không thành. Lâu dần người ta đúc kết được rằng, vào những ngày cụ thể nào đó sẽ không tốt để làm việc lớn. Từ đó có quan niệm về ngày tốt, ngày xấu. Cứ thế, quan niệm đó truyền từ đời này qua đời khác và cho đến tận hôm nay.
Quan niệm “chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba” đúng hay sai?
Từ xưa đến nay cha ông ta có tục chọn lựa ngày lành tháng tốt xuất phát, khiến cho việc đại sự. Ai cũng đều thuộc câu nói cửa miệng “Chớ đi ngày 7, chớ về ngày 3” nhưng hầu như rất ít người hiểu được bản chất của quan niệm này là đúng, hay sai. Người ta lý giải quan niệm này xuất hiện bởi vì con số 7 và 3 nằm trong các ngày tam nương. Vậy nên tương truyền rằng vào ngày sinh và ngầy mất của 3 tam nương thì này nên tránh làm việc đại sự và nếu làm thì sự việc không thành, có khi còn mang đến tai ương cho người. Tuy nhiều người cho rằng những ngày tam nương, nguyệt kỵ đều là xấu song nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đến nay vẫn thì chưa một ai có thể chứng minh đây là những ngày xui xẻo, nhưng chỉ đơn thuần xuất phát từ quan niệm của dân gian. Chính vì vậy mọi người cũng không nên quá câu nệ, lệ thuộc dễ gây hỏng việc, đồng thời sa đà vào những trò mê tín dị đoan.
Nguồn gốc và ý nghĩa của việc kiêng kỵ này
Việc kiêng kỵ vào ngày này là theo quan niệm trong dân gian Trung Quốc. Vì những ngày này mang lại sự xui xẻo và bất hạnh cho con người. Dù chỉ là truyền thuyết, hoang tưởng nhưng tín ngưỡng dân gian lâu đời này đã truyền từ Trung Quốc sang Việt Nam ảnh hưởng tới không ít quần chúng xưa nay. Thiếu cơ sở khoa học và thiếu bằng chứng xác thực nhưng con người ta thói thường vẫn cho rằng có kiêng có lành.
Trong cổ học phương Đông thì người ta thường chọn ngày tốt để bắt đầu một công việc gọi là khởi sự, bởi họ tin rằng đầu có xuôi thì đuôi mới lọt và việc chọn ngày tốt sẽ tạo cho họ niềm tin là công việc được thuận lợi. Hiện có rất nhiều cuốn sách nói về việc chọn ngày tốt xấu. Nhưng con người phải hiểu rõ đó vẫn chỉ là sự truyền tụng, người này thấy đúng rồi truyền đạt cho người khác mà không có sự kiểm chứng xác thực nào. Chúng ta không nên phê phán quan niệm chọn ngày tốt xấu nhưng mọi người cũng cần có sự hiểu biết để việc chọn ngày giờ không ảnh hưởng đến công việc.