Cha mẹ sinh ra ta, lao lực vất vả chăm nuôi ta, lúc về già thì suy yếu mệt mỏi bệnh tật rồi phải ra đi mãi mãi. Nhưng cha mẹ ông bà đã chết thì không phải là hoàn toàn mất hẳn, mà vẫn còn lui tới cõi dương gian để thăm nom, gia hộ cho con cháu được khỏe mạnh, làm ăn tấn phát.

Tại sao có lễ cúng cơm?

Gia đình Việt Nam nhà nào cũng vậy, mỗi ngày có hai bữa cơm là giờ phút đầm ấm nhất. Trong nhà có người về muộn, mọi người sẽ cố gắng chờ về ăn cơm một lúc cho vui vẻ, đầm ấm. Lúc con cháu cầm bát cơm lên, trước hết phải mời ông bà, cha mẹ… rồi mới bắt đầu mới ăn. Do đó, trước bữa ăn người thân sẽ để lên bàn thờ một bát cơm úp vài món ăn bình thường, nhà ăn thứ gì sẽ cúng thứ đấy, thường là tinh khiết, không đòi hỏi cầu kỳ, nhà nghèo thì lưng cơm, đĩa muối cũng xong. Lúc thắp hương xong sẽ dựng đôi đũa vào giữa bát rót chén rượu rồi để lên bàn thờ. Cúng vong linh cũng giống như đang sống, cũng là để thoả nguyện tâm linh của người đã khuất.

Nguồn gốc lễ cúng 100 ngày

Gia đình cần phải cúng 100 ngày để đưa tiễn vong hồn người đã mất có thể về nơi an nghỉ. Để cho linh hồn người mất có an nghỉ, không còn vươn vấn trần tục. Từ tuần này trở đi, con cháu người mất sẽ ngừng khóc lóc. Tuần tốt khốc thì con cháu sẽ đứng ra làm lễ để cúng và làm cỗ bàn mời họ hàng thân thuộc. Sau lễ trăm ngày, hằng năm con cháu lấy ngày chết là ngày làm giỗ. Phong tục này là căn cứ theo khoa học và thuyết Thần giao cách cảm. Như vậy ngoài điện trường vật lý đã được ứng dụng trong thực tế, còn có điện trường sinh học. Và  nhiều cá thể có cùng tần số cảm ứng với nhau, mặc dầu ở cách xa nhau rất xa vẫn nhận được những nguồn thông tin của nhau. Các nhà khoa học hầu như vận dụng những phát triển đó để giải thích về điềm, hiện tượng giấc mơ, hoặc những biểu hiện tâm, sinh lý bất thường khi thân nhân (có thể cách nhau rất xa về không gian) và có cùng tần số điện trường cũng những sự biến bất thường. Người ta thường nói chết là hết. Nhưng mấy ai hiểu, chết chưa phải là hết khi người chết vẫn còn tồn tại trong tâm chí người sống. Sau khi chết, tim ngừng đập, máu ngừng chảy,và cảm giác thần kinh như ngừng hoạt động, vỏ não chưa bị huỷ, xung quanh hiện trường phát từ não vẫn không ngừng phát sóng. Lớp đất dày không ngăn được sóng điện vật lý hay sóng điện của sinh học. Mỗi cá thể sống luôn có tần số điện trường sinh học tương ứng và nhận được nhiều tín hiệu, cho nên hiện tượng báo mộng chưa hẳn là vu vơ, không đáng tin. Phải chăng vì lẽ đó mà các cụ cho rằng âm hồn còn phảng phất, chưa siêu thoát.

Sắp lễ trên bàn thờ

Khi mới lập bàn thờ, ta nên thắp nhang liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ khí. Tuyệt đối trên bàn thờ không được tắt đèn trên, vì những ngọn đèn đó như dấu hiệu dẫn đường cho các vị giáng xuống trần. Trong 100 ngày đó, mỗi sáng chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang. Những lúc khấn xin điều gì thì thắp 3 nén cắm theo hàng ngang. Trong ngày Rằm hoặc mùng Một, lễ, hay tết thắp 5 nén theo hình chữ thập. Nên chọn loại nhang cuốn tàn (giữ được tàn), sau một thời gian sẽ tạo nên một bát nhang rất đẹp và hội tụ khí rất tốt. Chỉ đến ngày 23 tháng Chạp rồi hãy rút chân nhang (khi bát nhang quá đầy chân nhang) và đem hóa cùng tiền giấy. Khi hóa xong cần nhớ đổ thêm một chút rượu vào đám tro.

Những kiêng kỵ cần tránh

Gia chủ cần lưu ý, trên bàn thờ không để hoa, lá héo úa. Nhiều người mua bộ đồ thờ sứ về thì đặt luôn lên ban thờ mà không lau rửa, vệ sinh. Nếu cẩn trọng, gia chủ cần dùng nước gừng rửa sạch sẽ trước khi thờ cúng. Trên ban thờ, không thể thiếu ba hũ gạo, muối, nước và bát nước. Không được đặt bàn thờ ngay dưới hoặc đối diện đèn, gương, nhà vệ sinh, chậu rửa tay, bị góc nhọn đâm vào, quá nhiều ánh sáng…Những kiêng kỵ này, gia chủ cần biết .

Loading...

 Khi làm lễ cúng 100 ngày có phải chọn ngày đẹp không?

Theo vị thiện tu thì vấn đề này không cần thiết, nhưng đã là người đời có“cái tôi” và còn sự lo lắng, vậy hãy cứ chọn ngày âm và ngày đẹp theo phong tục, khi chọn rồi, chịu khó quan sát hiện thực sẽ thấy có đúng, đôi lúc như vậy sẽ hiểu hơn, ngộ ra. Khi con người ngộ ra điều đó thì cái ngã tan đi thì tâm trong sẽ mở, sẽ thấy ngày ngày âm hay ngày dương đều được, không có ngày đẹp ngày xấu. Về lễ cũng cũng vậy, làm đơn sơ hay mâm cao cỗ đầy đều được miễn là sự chân thành, kính cẩn.

Loading...