Nguồn suối phát sinh của đạo Phật là một sự giác ngộ về sự thật của cuộc đời. Trong thế giới đầy bóng tối và hận thù của đe dọa chiến tranh và nếp sống phi đạo đức, chúng ta hãy thắp lên ngọn đèn của trí tuệ, của hiểu biết và tình thương bao dung. Hai khát vọng thống thiết nhất của đời người là hạnh phúc và chân lý. Lịch sử của nhân loại luôn đi tìm kiếm hai vấn đề đó. Chúng ta sống trên hành tinh này với mục đích duy nhất là đem lại hạnh phúc cho mình và cho người, chứ không phải để gieo rắc tang tóc và đau khổ cho nhau.

Nét nhân văn trong đời sống Đức Phật

Cuộc đời đang chờ những nhân cách đầy lòng từ bi, tâm trí tuệ che chở. Con người sống trong thế giới này luôn cần đến sự chia sẻ cũng như lòng yêu thương sự khoan dung, độ lượng. Vì thế, hình ảnh của người thầy tâm linh như Đức Phật rất cần thiết cho cuộc đời mỗi con người. Sự quan tâm cũng như chia sẻ và lo lắng của Ngài trong chính cuộc sống là những liều thuốc kỳ diệu nhất có thể làm dịu mọi cơn đau cho nhân thế. Hãy đem những lời dạy của Đức Phật vào trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta để làm lắng dịu bớt nỗi đau của kiếp người. Khi đức hạnh và trí tuệ của Phật được hiện thực nơi chính những hành động của con người thì chắc chắn cuộc đời sẽ trở nên an bình và hạnh phúc.

Nhận thức cuộc đời của Phật giáo

Phật giáo nhận thức về vấn đề này rất khách quan. Thái độ sống của Phật giáo là trung đạo tránh xa những thái cực hành khổ hay lối sống phóng túng trong dục lạc cũng như nói đến cách sống của con người một cách thiết thực, rất nhân bản, khoa học và không dựa trên bất cứ một niềm tin hay hình thức siêu hình nào. Vì lợi ích cơ bản nhất chính là sự giải thoát. Đạo Phật luôn đưa ra quan điểm về vũ trụ, về nhân sinh để người ta có thể hiểu biết đúng đắn và hướng nội tâm về con đường tu tập, hầu thoát khỏi các nỗi đau khổ sanh tử. Quả thật đó là một chân lý bất diệt, một con đường rất thiết thực và hiện tại cho những ai muốn tìm hạnh phúc và sự an bình trong cuộc đờ chính qua con đường tâm linh. Mỗi một người với lòng quyết tâm cũng như thiện ý chắc chắn sẽ đi trên con đường này để đạt được hạnh phúc miên viễn cho chính bản thân mình.

Đạo Phật đi vào cuộc đời

Nếu ta nghĩ đạo Phật là một cái gì đang ở bên ngoài cuộc đời và cần phải đem nó đi vào trong chính đời sống con người. Đó hoàn toàn là một ý nghĩ sai. Đạo Phật luôn được phát sinh từ trong lòng cuộc đời và được nuôi dưỡng bởi và đang tồn tại mãi mãi. Nếu đạo Phật đã có mặt trong cuộc đời rồi vậy thì cần phải đem nó đi vào cuộc đời làm gì nữa?Tuy nhiên nếu nghĩ đạo Phật như những nguyên lý chắc chắn của sự giác ngộ cần được biểu hiện nơi đời sống thì bản thân sẽ thấy rằng có những lúc, vì khả năng thể hiện thiếu kém, ta đã không đích thực tìm đến với đạo Phật trong cuộc đời hay sự sống bản thân ta sẽ đánh mất đi bản chất chân thực của đạo Phật là hiện hữu. Nếu không có thực chất, thì những hình thái kia đều là những hình thái khô chết. Chính đức Phật và các vị tổ sư thiền tông đã nhắc nhiều đến điều đó.

Đạo đức Phật giáo với cuộc đời

Đạo đức Phật giáo tức là tuân thủ những nguyên tắc sống. Bằng những giới luật Phật chế, chúng ta dù tại gia hay xuất gia đều được yên ổn trong đời sống hiện tại. Đạo đức bắt đầu từ sự chấm dứt các tà hạnh trong các dục mà giới chính là năng lực tiêu biểu cho sự chấm dứt ấy. Với triết lý từ bi, hỷ xả, khuyến khích con người hướng thiện, đạo đức Phật giáo đã dễ dàng đi vào lòng người, có tác dụng làm thay đổi nhân cách đạo đức cũng như hướng con người đến với lối sống vị tha, bình đẳng, bác ái. Thực tế đã chứng minh vấn đề đạo đức mà Phật giáo dạy phù hợp với lẽ sống của con người Việt Nam. Và luôn có những  đóng góp tích cực trong công việc xây dựng một nền tảng đạo đức mới cho con người trên cơ sở kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống đã được đặt ra.

Loading...

Đạo Phật nhận chân cuộc đời là sự thật luôn khống chế tâm thức mọi người, luôn gắn liền với kiếp sống của con người và bị ràng buộc và không sao thoát khỏi sự thật thống khổ đó, khổ đau đã do sự kết tập truyền kiếp của mỗi người để tạo thành nghiệp dĩ. Đạo Phật đã đặt trách nhiệm của con người nơi chính họ trong thực tế của hoàn cảnh. Con người không thể lẩn trốn thực tại được và lẫn trốn thực tại sẽ giống như việc chui vào lớp vỏ vô minh nguy hiểm và đã đầu độc nhận thức để đành buông bỏ mọi nghiệp lực, theo vòng xoáy của luân hồi sanh tử, của khổ đau triền miên.

Loading...