Chùa Ngọc Hoàng tọạ lạc tại 73 đường Mai Thị Lưu, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa có tên chữ là Ngọc Hoàng Điện, người Pháp gọi là chùa Đa Kao, từ năm 1984 đổi tên là “Phước Hải tự”. Chùa là nơi thờ tự của đạo Minh Sư do Lưu Minh (người Quảng Đông) sổng ở Sài Gòn khởi dựng từ năm 1892 đển 1906.

Năm 1906 là năm chùa Đa Kao làm lễ khánh thành. Có một tương truyền rằng nhờ thần thánh phù hộ, Lưu Minh đã thoát khỏi Trung Quốc sau khi bị kết án chung thân tội giết em của ông và đã thề sẽ trả ơn. ông xây chùa ờ vị trí ngay nơi một cây cổ thụ đã bị sét đánh đổ mà các người trú mưa dưới gốc cây không bị hề hấn gì. Thật sự thì không đúng vậy vì sau đó Lựu Minh đã đi Trung Quốc nhiều lần không hề hấn gì và ông xây để phù hộ công việc làm ăn của ông và ông có lợi ích trong đó. Chùa Ngọc Hoàng được xây ở vị trí trước đó là một miếu cổ mà ta vẫn còn thấy một tường dưới gốc cây cổ thụ.

Chùa Ngọc Hoàng là một ngôi chùa tráng lệ, mang kiến trúc đền chùa Trung Hoa, kiểu dáng trang trí rực rỡ. Chùa xây gạch, mái lợp ngói âm dương, trang trí bờ nóc, góc mái bằng nhiều tượng gốm màu. Trong chùa có nhiều tác phẩm nghệ thuật, như: tranh thờ, tượng thờ, bao lam, liễn đối, hương án… bằng các chất liệu gỗ, gốm, giấy bồi.

Chính điện chùa Ngọc Hoàng thờ Ngọc Hoàng thượng đế với các thiên binh, thiên tướng; Phật Thích Ca, Quan Thê Âm Bô Tát. Có một số tượng là những nhân vật huyền thoại trong kinh Phật quen thuộc với người Trung Quốc như thần Môn quan (thần cửa), thần Thổ địa, Phật Mẫu, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Di Lặc, Phật Dược Sư, Phật Như Lai, Ông Bắc Đê, Thiên Lôi .. Ngoài ra chùa còn thờ Thành hoàng, Khán Tuế (sao giải hạn), Lỗ Ban (thầy dạy nghề), Kim Hoa Thánh Mau, 12 bà mụ. Các pho tượng thờ trong điện thờ Ngọc Hoàng cũng là những tác phẩm điêu khác gỗ đẹp.

Lễ hội lớn nhất là vía Ngọc Hoàng diễn ra ngày 9 tháng giêng âm lịch hàng năm.

Loading...

Khi Đạo Cao Đài đang trong giai đoạn hình thành, chùa Ngọc Hoàng đã được xem là một trong nhộng đận cơ phổ độ quạn trọng. Có tài liệu nói rằng bài kinh Ngọc Hoàng hay Đại

La Thiện Đế được thịnh từ nơi này. Sau giải phóng, Người Hoa bỏ dần Ngọc Hoàng Điện nên các nhà sư Phật giáo mới sử dụng chùa Ngọc Hoàng làm nơi tế tự. Sau đó Ngọc Hoàng Điện gia nhập vào hệ thống chùa Phật giáo, đến năm 1984, Ngọc Hoàng Điện được đổi tên thành Phước Hải Tự, đối tượng thờ cơ bản và quan trọng nhất trong Phước Hải Tự chính là Ngọc Hoàng Thượng Đế, do đó mà người dân vẫn quen gọi với tên cũ hơn là Phước Hải Tự, cho nên chùa Ngọc Hoàng hay chùa Đa Kao vẫn quen thuộc hơn. Ngọc Hoàng Điện được xem là một trong những di tích thời khai đạo của đạo Cao Đài mặc dù nó vẫn do giáo hội Phật giáo Việt Nam quản lí

Đọc thêm về chùa Ngọc Hoàng: https://hanhtrinhtamlinh.com/di-chua-ngoc-hoang-cau-con/

Loading...