Dưới bầu trời trong xanh là những áng mây trắng trôi bềnh bồng tản mát như đang quẩn những dải lụa mềm mại vào núi Châu Thói, dòng sông Đồng Nai cuộn mình thu bóng non xanh nước biếc, mặc cho con nước theo dòng ngày tháng xuôi chảy về biển đông. Uy nghi bên hữu ngạn Phước Long Giang là chùa Long Thiền cổ kính, nơi đầu tiên truyền bá Phật giáo khắp miền Nam, và cũng là noi đánh dấụ thời kỳ đấu tranh mở đất, mở cõi và gìn giữ non sông đến giai đoạn phát triển rực rỡ của nền kinh tế đất nước.

Với lịch sử lâu đời, chùa Long Thiền được xem như cái nôi tiếp nhận và truyền bá Phật giáo từ đàng ngoài vào và truyền xuống các tỉnh phía Nam.

Chùa Long Thiền tọa lạc ở số K2/3B ấp Tân Bình, phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, với diện tích đất khoảng 1Ha bên bờ sông Đồng Nai. Từ Biên Hòa đi qua cầu Hóa An rẽ trái, đi tiếp khoảng 500 met rồi lại rẽ trái về hướng sông là sẽ đến chùa. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Lịch sử chùa Long Thiền

Chùa Long Thiền được xây dựng vào năm 1664 và là một trong ba ngôi chùa có niên đại sớm nhất ờ Đồng Nai, được xếp hạng là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia. Trụ trì chùa là Hòa thượng Thích Huệ Thành, người có công đức lớn trong việc trùng tu, tôn tạo lại chùa cũng như có nhiều đóng góp cho công tác Phật sự ở Đồng Nai.

Vào khoảng thế kỷ XVII, xứ Đồng Nai còn hoang vu, chỉ lác đác vài ngôi nhà của người dân tộc thiểu số sống cạnh những con suối. Đất đai nơi đây mênh mông không người canh tác, rừng rậm và các cánh đồng mồm, lau lách, cỏ dại, cây hoang mọc tràn lan.

Loading...

Trong dòng di dân người Việt do không chịu được sự khốc liệt trong cuộc phân tranh giữa 2 tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn đã từ đàng ngoài vào đây lập nghiệp có một nhà sư tên là Thành Nhạc. Sư vốn là đệ tử của Tổ sư Nguyên Thiều, người gốc Quảng Châu. Khi đến vùng đất mới sư nhận thấy bên hữu ngạn Phước Long Giang cảnh trí tĩnh mịch, địa cảnh phong quang, dừng chân dựng một ngôi chùa đặt tên là Long Thiền vào năm 1664.

Theo thuyết phong thủy thì chùa Long Thiền tọa lạc trên vùng đất long mạch quý, mối đặo phát tích lâu dài: Trước chùa sông Đồng Nai án ngữ, sau lưng dựa núi Châu Thới vững chãi. Từ vị thế ngôi chùa tọa lạc, tỏa ra vùng đất xung quanh bao quát cả xã Hóa An đến Thạnh Hội là “Long mạch của Thanh Long”, mà mũi Châu Thói dựng lên như thế đuôi rồng và chùa Long Ẩn kế cận là miệng rồng…

Khởi đầu,chùa Long Thiền chỉ là ngôi chùa nhỏ: Cột gỗ, vách ván, mái lợp lá dừa nước, nền đất. Chính trên nền tảng sơ sài đầu tiên này, những vị tiên hiền của làng, ấp đã đã gựi gắm hồn thiêng vào lư hương, bát nước của đạo Phật, những người dân trong cuộc mưu sinh khốc liệt phải thường xuyên đối đầu với thú dữ, thiên tai, giặc cướp,… đã đật trọn niềm tin của mình vào trời Phật, tâm linh bừng sáng, hướng về cội nguồn, và cũng từ đó, hàng đêm, tiếng chuông mõ ngân vang trong các thời kinh, khóa lễ an ủi những cuộc đời lam lũ với ruộng đồng.

Trải qua hàng thế kỷ với những thăng trầm thế sự, chịu sự tác động của thiên tai, chiến tranh, sự tàn phá của thời gian, chùa Long Thiền đã được trùng tu, sửa chữa lớn 3 lần, mỗi lần như thế ngôi chùa được thay đổi nhiều lần:

  • Vào năm 1748, tổ Phật Chiếu, dòng Lâm Tể thứ 35 tu bổ lại tổ đường, xây thêm giảng đường và nhà trù (bếp).
  • Năm 1952 (nhâm thin) Hòa thượng Huệ Thành, dòng Lâm Tế thứ 40 trùng tu Chính điện, mở rộng giảng đường, xây thêm tăng đường.

Cảnh quan chùa Long Thiền

Du khách có dịp về dâng hương ở chùa Long Thiền, ngoài việc chiêm ngưỡng ngôi chùạ cổ xưa nhất trên đất Đồng Nai, mà nghệ thuật kiến trúc trải qua bao biến thiên củạ dòng đời vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa lâu đời từ hình thể chữ Tam truyền thống (vẫn được các ngôi chùa cổ thời Nguyễn mô phòng theo), trên nền diện tích chỉ gần 800m2, vật liệu xây dựng chủ yếu bằng gỗ quý, tường xây bằng gạch thẻ tô vôi, mái lợp ngói âm dương, thờ Tam thế Phật.

Phần Chính điện uy nghiêm với hệ thống các bàn thờ là nơi Phật tử dâng hương và hành lễ. Trên Điện Phật, nhiều pho tượng Phật cổ bằng đất nung và bàng đồng đã ngả màu thời gian càng tôn vinh nét cổ kính của chùa. Ngoài ra các tượng phối thờ chư vị Bồ Tát, Địa Tạng Vương, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thập bát La Hán, Thập Điện Diêm Vương, Tiêu Diện Đại Sư,… tại chùa, trong đó có nhiều pho tượng bằng đồng và gỗ có niên đại xa xưa và các bức hoành phi, liễn đối được những vị Phật tử đầu tiên của xứ sở này dâng cúng cách đây hàng mấy trăm năm vẫn còn được bảo tồn.

Khoảng sân rộng với nhiều tàng cổ thụ hàng trăm năm tuổi tỏa bóng mát như chở che mọi thân phận. Người dân quanh vùng vẫn thường về đây vãn cảnh chùa Long Thiền và thành tâm nguyện cầu với hy vọng những gì thiêng liêng nhẩt mà mình gừì gắm vào được cảm ứng.

Nơi những hàng cột chính trong Chính điện, các nghệ nhân đã chạm khắc một cách hết sức tinh tế và công phu những hình ảnh trang trí những biểu tượng, hoặc minh họa cho tiến trình tu tập của mỗi hành giả với các đề tài: Hoa điểu, bát tiên, lí ngư hóa long, nhật nguyệt,…

Trước tiền đình, những đường nét điêu khắc càng tinh xảo hơn. Với nghệ thuật ghép sành sứ đạt trình độ điêu luyện, những hình ảnh trang trí trở thành những tác phẩm nghệ thuật. Dưới ánh nắng ban mai, những chùm tia sáng lọt qua tán lá chiếu xuống, từng mảng màu lung linh huyền ảo, mọi vật càng tuyệt đẹp.

Khuôn viên chùa Long Thiền là khu vườn rộng, cây cối trồng trong vườn và các chậu cảnh đua nhau nở quanh năm. Nơi đây còn lưu lại nhiều bảo tháp cổ trong đó bảo tháp của Tổ sư Thành Nhạc với tấm bia bằng đá xanh chạm trổ tinh vi được xem là linh thiêng nhất.

Ngoài ra, vườn chùa Long Thiền còn có hai ngôi mộ cổ tương truyền cùa vợ chồng một vị quan triều đình có công lao với xứ sở trong quá trình khai hoang lập ấp, xây dựng chùa Long Thiền.

Loading...