Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Quần thể di tích danh lam thắng cảnh chùa Hương bao gồm 18 đền chùa, hang động nằm rải rác ở 4 thôn Yến Vĩ, Đục Khê, Hội Xá và Phú Yên thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Di tích chùa Hương mang đậm nét văn hóa Phật giáo Việt Nam. Nơi đây, từ ngàn xưa đã có câu “Bầu trời cảnh Bụt”. Chùa Hương đang được đề cử là 1 trong Top 10 điểm du lịch tâm linh thu hút du khách nhất ở Việt Nam.
Nếu chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên mà thiếu bàn tay con người điểm trang, tô chuốt thêm thì cảnh đẹp ấy chưa hẳn đã hoàn mỹ. Tìm ra động Hương Tích, Tiên Sơn, Tuyết Sơn, Hinh Bồng, hang Sũng Sàm…là công lao của người dân Hương Sơn và nhiều vị thiền sư. Dựng nên thảo am Thiên Trù là do ba vị hòa thượng thời Lê, thế kỷ XV. Nhưng mãi đến thời Lê Trung hưng, thế kỷ thứ XVII. Chùa Hương là một tập hợp nhiều động, nhiều chùa trong một tổng thể kiến trúc kết hợp vừa thiên nhiên vừa nhân tạo, chiếm khoảng không gian rộng lớn bao gồm núi đồi, hang động, khe suối và rừng cây… nói “Chùa Hương – danh lam thắng cảnh tuyệt vời đất Việt” thật không quá đáng chút nào.
Lịch sử hình thành và phát triển
Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17, sau đó bị huỷ hoại trong kháng chiến chống pháp năm 1947.
Năm 1988, chùa được phục dựng lại do Thượng Toạ Thích Viên Thành dưới sự chỉ dạy của cố Hoà thượng Thích thanh Chân. Chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Bà Chúa Ba. Theo truyền thuyết thì ở vùng “Linh sơn phúc địa này “ vào thế kỷ đầu tiên đã có công chúa Diệu Thiện tục gọi là chúa Ba ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đã vào tu hành 9 năm đắc đạo thành phật đi cứu độ chúng sinh. ( Ngày Phật Đản là ngày 19 tháng Hai hàng năm theo Âm lịch ). Đây cũng là giữa mùa xuân, mùa của trăm hoa đua nở, cây cỏ xanh tươi khí trời mát mẻ. Người xưa có câu “ Xuân du phương thảo địa “. Mùa xuân đến nơi đất có hoa cỏ đẹp. Hoặc quan niệm “tháng Giêng là tháng ăn chơi”, nên các tao nhân mặc khách thường lui tới những nơi có danh thắng đẹp thưởng ngoạn, chính vì thế Chùa Hương là nơi hội tụ của bao người. Vào tháng 3 năm Canh Dần (1770) Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần du Trấn Sơn Nam với cả quân dưới trướng. Nhà Chúa đã vào động Hương Tích thắp hương vãn cảnh và đề lên vách đá cửa động năm chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Động Hương Tích đã là nơi linh địa, lại được Nhà Chúa ca ngợi “Nam Thiên Đệ Nhất Động” thì lại càng đắc địa với lòng người. Vì lẽ động Hương Tích thờ Phật Bà Quán Thế Âm, là chỗ dựa tinh thần của lòng dân để cầu bình an và mọi điều tốt lành. Có thể nói, Chúa Trịnh Sâm là người đưa vị thế động Hương Tích trở thành một di tích lớn, và cũng là đặt nền móng cho sự phát triển lễ hội Chùa Hương về sau và cho tới bây giời, cũng từ đó hàng năm khi mùa xuân đến, dần dần du khách đến với lễ hội ngày một đông vui. Nhưng phải mãi đến năm 1896 niên hiệu Thành thái năm thứ 8 mới chính thức mở hội lớn. Xưa hội Chùa Hương thường được mở sau ngày lễ hội khai sơn của làng Yến Vỹ vào ngày mùng 06 tháng Giêng.
Làng Yến Vỹ làm lễ khai sơn tại Đền Trình ( Ngũ Nhạc Linh Từ ) thờ sơn thần là ông Hổ một tín ngưỡng thờ vật thiêng của cư dân làm nghề khai thác lâm sản, mà nay ta thường thấy dưới hạ ban trong đền, điện, phủ có thờ quan ngũ dinh. Trải qua các lớp thời gian, Đền Ngũ Nhạc từ tín ngưỡng thờ vật thiêng Đã cấy vào thờ một vị thần tướng có công đánh giặc Ân dưới cờ Đức Thánh Phù Đổng cứu nước Văn Lang thời Vua Hùng Huy Vương thứ VI. Lễ khai sơn vốn là nghi lễ của người việt cổ tạ ơn thần núi, Chúa Sơn Lâm và cầu mong trong năm mới làm ăn may mắn tránh được tai ương, tà ma thú giữ. Trong ngày lễ này, sau những nghi thức cúng lễ dân làng cử một vị bô Lão có uy tín trong làng, gia đình song toàn, nhà không có tang… Thay mặt dân làng cầm dao đi ra phía sau Đền chặt một số cành cây, giây leo “làm phép”. Kể từ ngày hôm đó người dân mới chính thức vào rừng. Kể từ khi Vua Lê Thánh Tông niên hiệu Quang Thuận ( 1460 – 1469 ) khai phá ra vùng đất Hương Sơn đến nay, đã trải qua 13 đời Sư tổ, để có được danh thắng Chùa Hương như ngày nay
Cảnh quan và kiến trúc
Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến. Khu vực chính là chùa Ngoài, còn gọi là chùa Trò, tên chữ là chùa Thiên Trù. Chùa nằm không xa bến Trò nơi khách hành hương đi ngược suối Yến từ bến Đục vào chùa thì xuống đò ở đấy mà lên bộ. Tam quan chùa được cất trên ba khoảng sân rộng lát gạch. Sân thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái. Đây là một công trình cổ, dáng dấp độc đáo vì lộ hai đầu hồi tam giác trên tầng cao nhất. Tháp chuông này nguyên thủy thuộc chùa làng Cao Mật, tỉnh Hà Đông, năm 1980 được di chuyển về chùa Hương làm tháp chuông
Đền Trình, Đền Trình hay còn có tên chữ là Ngũ Nhạc Linh Từ, là ngôi đền nhỏ nằm ngay bên phải của dòng Suối Yến cách bến đò Yến Vĩ (bến Đục) khoảng 500m thuộc tuyến du lịch chính đi vào chùa Thiên Trù và động Hương Tích. Cái tên Đền Trình khiến chúng ta nghĩ ngay tới việc trình bày, báo cáo. Đúng vậy, đó là thờ các vị sơn quân canh rừng núi, giữ cửa Chùa, ai vào Chùa phải tới đấy trình diện trước và là một thủ tục ít ai bỏ qua khi tới Chùa Hương. Sau khi dâng lễ ở Đền Trình, đò sẽ đưa du khách đi qua cầu Hội và các ngọn núi với tên gọi lạ lẫm như: núi Đổi Chèo, núi Voi Phục, núi Mâm Xôi vào thẳng bến đò Thiên Trù – điểm bắt đầu của hành trình leo núi
Động Hương Tích: cách bến Thiên Trù hơn 2000 mét, với độ cao 390m, đuợc coi là trung tâm của khu thắng cảnh chùa Hương, và là đích dừng chân của mọi du khách khi về đây. Mọi người thường nói: hễ ai đi chùa Hường mà chưa vào động Hương Tích thì coi như chưa đi đến nơi.
Từ bến Thiên Trù leo núi khoảng 10 phút bạn sẽ bắt gặp Chùa Thiên Trù. Khi nhìn thấy cổng Chùa Thiên Trù, bạn hãy đi theo đường phía tay phải để tiếp tục leo núi, đi khoảng 10 phút bạn sẽ gặp Ga cáp treo Chùa Hương. Nếu muốn thử sức mình thì bạn hãy tiếp tục leo núi, còn không thì bạn dừng lại xếp hàng để mua vé đi cáp treo. Mỗi cách đi sẽ đem lại trải nghiệm và góc nhìn khác về chùa Hương. Tới động Hương Tích bạn chuẩn bị 1 mâm lễ nhỏ để dâng vào ban thờ chính phía trong cùng nếu đông quá thì đành lễ từ xa vậy, sau đó đi thăm Núi Cô, Núi Cậu, Cây Vàng, Cây Bạc, đụn gạo, đụn tiền, bầu sữa mẹ,… mất thời gian khoảng 30 – 45 phút tuỳ mật độ người trong động, nhiều khi chen chân nhích từng cm.
Đền Vân Song thường gọi là đền Cửa Võng , xưa chỉ là một ngôi miếu nhỏ do dân làng Yến Vỹ xây dựng lên từ thủa xa xưa để thờ bà “ Chúa Rừng “ có tên hiệu là “ Thượng Ngàn Vân Hương Công Chúa Lê Mại Thánh Mẫu . bà Chúa Rừng được nhân dân sở tại tôn vinh như một đấng siêu phàm hiện thân ở núi rừng nhiều của cải . Mặt khác khi thờ bà đân làng cầu mong bà Chúa phù hộ cho cư dân gặp nhiều may mắn khi đi vào rừng làm nương hái lượm .Đền ở trên thế núi cao , dưới chân núi là một thung lũng khá sâu , nhìn qua thung lũng là một võng núi . Người xưa dựa vào thế địa lý đó mà đặt tên đền là Đền Cửa Võng
Chùa giải oan: Từ động Hương Tích quay trở về bằng đường leo núi, sau khi bám vào lan can để dò dẫm từng bậc thang dốc dựng đứng bạn sẽ bắt gặp 1 ngôi đền nhỏ ở phía tay trái (nếu đi lên bạn bắt gặp bên tay phải thì bỏ qua để tiết kiệm thời gian nhé). Đó chính là Đền Cửa Võng.
Chùa Giải Oan có giếng nước trong vắt gọi là “Thiên nhiên thanh trì” hay còn gọi là giếng Long Tuyền. Trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối Giải Oan. Gần chùa là động Tuyết Kinh và am Phật Tích, nơi có tảng đá tương truyền lưu dấu chân Quan Âm Bồ-tát. Rời động Hương Tích bạn có thể đi bộ hoặc đi cáp treo cũng đều có thể tới được chùa Giải Oan, chú ý đường lên chùa Giải Oan là ngã 3 nên bạn cần chú ý biển chỉ dẫn chứ đừng đi theo dòng người sẽ bị bỏ qua điểm này đó.
Chùa Thiên Trù toạ lạc trên thềm núi Lão, được xây dựng từ đời Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497). Theo một số sử ký còn lưu lại có chuyện kể rằng trong một chuyến tuần thú phương nam lần thứ hai, Vua Lê Thánh Tông cùng tướng sĩ qua vùng núi Hương Sơn nghỉ lại ở thung lũng núi Lão và cho quân lính thổi cơm ăn. Trong lúc thưởng ngoại cảnh sắc thiên nhiên chùa Hương, Vua xem thiên văn thấy vùng này ở vào vị trí của sao Thiên Trù nên nhân đấy nhà Vua đặt tên cho thung lũng này là Thiên Trù.
Động Tiên Sơn nằm lưng chừng núi Thanh Long, đến lưng chừng núi sẽ nhìn thấy cổng tam quan nổi lên bên sườn núi vút cao như sắp bay lên. Qua cổng vào sâu bên trong du khách sẽ nhìn thấy một toà lâu đài nho nhỏ tráng lệ dưạ vào vách núi.
Nếu bạn muốn đi Động Tiên Sơn thì hãy nhớ Động Tiên Sơn ở phía bên trái trên đường từ Động Hương Tích, Chùa Giải Oan xuống chùa Thiên Trù. Để lên Động Tiên Sơn bạn cần leo khoảng 200m bậc thang khá cao và dốc. Nhưng lên chùa bạn sẽ được thưởng lãm cảnh đẹp, địa thế và nhiều nhũ đá rất đẹp như: bàn tay phật , ngà voi trắng, trái tim, khánh đá, chiêng đá khi gõ vào phát ra những âm thanh như tiếng nhạc cụ thực thụ.
Động Hinh Bồng: Nếu như bạn cảm thấy ngột ngạt và choáng ngợp ở động chính (động Hương Tích) thì khi tới Hinh Bồng bạn sẽ có cảm giác thoáng đãng, thư thái hơn. Đường đến động Hinh Bồng bắt đầu từ cổng Chùa Thiên Trù và được nhận xét là khá cao và dốc. Do vậy, số lượng người tới động cũng ít hơn nên cũng sẽ ít rác hơn so với đường lên động chính
Trên đường đến Hinh Bồng, chắc hẳn sẽ có lúc bạn thầm cảm phục những người đã mở đường đặt từng viên đá, bậc thang ở đây. Biết bao nhiêu công sức để phát rừng, mở đường, đục đá xếp bậc, làm đường đi dài hun hút, cheo leo quanh núi, rồi lại bao nhiêu công để vận chuyển gạch ngói, vôi muối để xây lên chùa dựng lên tháp, thế mới biết sức lực và khả năng của con người là vô hạn
Lễ Hội
Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Vào dịp lễ hàng triệu phật tử cùng du khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật – nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.
Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch. Ngày này vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Đến nay nghi lễ “mở cửa rừng” hàm chứa ý nghĩa mới – mở cửa chùa.
Lễ hội chùa Hưng trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.
Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chạy đàn, hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt qua những động tác ít thấy ở mọi nơi. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt. Về phần lễ có nghiêng về “thiền”. Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Vòng là “chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngổn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là “tì nữ tuý Hồng” của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.
Như vậy, phần lễ là toàn thể hệ thống tín ngưỡng gần như là cả một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho. Những tính chất tôn giáo có phần bị tình yêu thiên nhiên, tinh yêu nam nữ, tình cảm cộng đồng… tràn đầy chất thẩm mỹ vừa thanh cao, rất trần tục lấn đi. Trẩy hội chùa Hương vì cả tâm hồn và thể xác đều được đắm sâu vào trong mây ngàn cỏ nội. Ngày hội, làng tổ chức rước thần từ đền ra đình. Cờ trống đi trước dàn nhạc bát âm kế theo, trai thanh gái lịch phù kiệu, ông già bà cả thành tâm tiễn thần. Không khí ấy làm tâm linh mọi người sảng khoái. Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc. điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng.
Trong suốt những ngày hội là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, là sự thành kính của các bậc cao niên, là sự hoan hỷ mà nam phụ lão ai ai cũng có phần riêng của mình.
Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn …
Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đò – một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa. Và đến nay, ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội
https://www.youtube.com/watch?v=21zDaseNpck