Chùa Cổ Lâm là một trong những ngôi chùa cổ ở Quảng Nam, tọa lạc tại thôn Lâm Tây xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam.

Nằm cách thị trấn Ái Nghĩa( Trung tâm huyện lỵ Đại Lộc) khoảng 15 Km về hướng Tây Bắc. Chùa Cổ Lâm – một di tích lịch sử gắn với hoạt động cứu nước của chí sĩ Trần Cao Vân

Lịch sử chùa Cổ Lâm

Theo thầy Trần Lanh hiện đang trụ trì tại chùa cho biết: Chùa Cổ Lâm được Minh Hải Thiền Sư xây dựng vào nằm 1687, là một trong những ngôi chùa ở Quảng Nam nói chung và ở huyện Đại Lộc nói riêng có niên đại vào loại sớm nhất vùng.

Chùa Cổ Lâm ngoài phong cảnh đẹp, thanh vắng nơi đây xưa kia còn là vùng núi non hiểm trở, địa hình khá phức tạp việc đi lại rất khó khăn. Mùa đông năm Ất Dậu 1885, trên bước đường học hỏi để mưu nghiệp và thực hiện nghĩa vụ của người trai trước vận mệnh của đất nước đang lâm nguy, Trần Cao Vân dừng chân đầu tiên ở chùa Cổ Lâm. Ông được pháp sư trụ trì tiếp đón và sắm cho vai tu sĩ của chùa. Thế là, ngôi chùa vốn tĩnh mịch xưa nay bỗng trở nên tấp nập khách thập phương. Họ đến không chỉ để nhờ vị tăng trẻ tuổi xem quẻ, mà còn rước thầy về nhà nhắm hướng, xem phương, giúp lập nên cơ nghiệp.

Thực ra, đây chỉ là hoạt động che mắt địch của Trần Cao Vân và các đồng chí. Tại đây, Trần Cao Vân có địp tiếp xúc với các thân hào, nhân sĩ, bô lão, gieo mầm yêu nước cho các tầng lớp nhân dân địa phương và cùng với họ bàn bạc tìm kế sách cứu nước, cứu dân.

Loading...

Sau sự kiện Nghĩa hội Quảng Nam bị thất bại (1887), chùa Cổ Lâm bị bọn tay sai chính quyền bảo hộ dò xét. Trần Cao Vân rời chùa Cổ Lâm, khăn gói ra kinh đô Huế để dự khoa thi Hương năm Mậu Tý 1888. (Lần trước, 1882, ông ra kinh dự thi, nhưng giữa đường bị cảm hàn, đành phải bỏ dở chuyện khoa cử). Lần thi này, Trần Cao Vân vào đến trường ba, song bài thi của ông nói lên nỗi lòng lương dân đang sống lao khổ, nên bị đánh trượt.

Trở lại chùa Cổ Lâm, Trần Cao Vân sống ẩn dật, để tâm suy nghĩ nhiều về con đường cứu nước, cứu dân. Ông chủ trương dùng trí tuệ để giải thoát dân tộc …

Tạm thời gác lại sự giao tiếp, trong bốn năm 1888 – 1891, Trần Cao Vân chuyên chú nghiên cứu Kinh Dịch, hoàn thành bản thảo: Trung thiên Dịch. Trung Thiên Dịch của Trần Cao Vân xây dựng trên căn bản chữ “trung”. Chữ “Trung” đề cao vai trò con người giữa trời – đất. Rất tiếc sách này đã thất truyền do Nam triều tịch thu tiêu hủy. Tuy nhiên, bài thơ “Luận về thiên – địa – nhân” (Trời – Đất – Người) mà người đời sưu tầm, phần nào thể hiện triết lý của chí sĩ Trần Cao Vân:

Ta cùng trời đất ba ngôi sách
Trời đất in ra một chữ đồng
Đất nứt ta ra trời chuyển động
Ta thay trời mở đất mênh mông.

Tháng 7-1891, chùa Cổ Lâm bị địch ra lệnh khám xét. Các sư ở chùa bị thanh lọc. Trần Cao Vân được gia đình Võ Thạch (một người đồng chí quê Đại Đồng – Đại Lộc), giúp chuyên nơi ở sang làng Đại Giang, mở trường day học. Mùa thu năm 1892, Trần Cao Vân cùng vợ và các cộng sự lên đường vào Bình Định chọn địa bàn lập căn cứ, tích trữ lương thảo, xây dựng lực lượng, đề ra cương lĩnh, đoàn kết các dân tộc, mưu đồ khởi nghĩa giành độc lập, tự do cho dân, cho nước. Rời chùa Cổ Lâm(Cổ Lâm tự) và vùng đất Quảng, Trần Cao Vân thổ lộ nỗi niềm vương vấn qua bài thơ “Vịnh Chí” rất nổi tiếng:

Nợ nước đã toan tròn nghĩa vụ
Tình nhà đành gác nỗi tư lương
Nam mô nguyện trả xong rồi nợ
Mối thánh đem về cõi Hạ Thương

Cuộc đời hoạt động cứu nước 30 năm của ông mãi mãi được khắc ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một tấm gương trung liệt cống hiến trọn đời vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc trong đó có chùa Cổ Lâm thôn Lâm Tây xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam.

Kiến trúc chùa Cổ Lâm

Đường vào chùa Cổ Lâm băng qua một cánh đồng ruộng bậc thang, với một khoảng không gian thoáng đãng, ngôi chùa nằm trên một ngọn đồi khá cao, trong một lô đất rộng chừng 3 ha. Qua khỏi cổng tam quan, bước lên những bậc tam cấp chúng ta bắt gặp dáng vẽ bên ngoài kiêm nhường của kiến trúc, nhưng bố cục bên trong chánh điện không kém phần trang nghiêm của thế giới tâm linh.

Loading...