Chùa Cổ Am là ngôi chùa cổ đi cùng với lịch sử dân tộc Lèn Hố Lĩnh, thuộc xã Diễn Minh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, nằm trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Lèn Hai Vai.

Chùa Cổ Am còn gọi là Lưỡng Kiên Sơn, vì đứng xa xa trông giống như một chàng dũng sĩ hiên ngang. Chúa Trịnh Tĩnh Vương gọi núi này là Di Lặc Sơn. Trong lèn có nhiều hang động như: Hang Thần Đồng, hang cố Nguyên, hang Dơi, hang Khòm, hang Chuồn Chuồn, hang Cá Chép… Ngày nay, lèn Hai Vai vẫn còn giữ được nét cổ kính và gắn với nhiều sự tích.

Chùa Cổ Am xen giữa muôn hình của những phiến đá lô nhô xô chồng chéo lên nhau, một cảnh đẹp đẽ như có bàn tay ai sắp đặt là những sắc, hương của muôn loài thảo mộc và những hang động với những hình thù kì dị. Lèn có rừng cây rậm rạp với nhiều loài chim, thú sinh sống. Núi đá, rừng cây, mái chùa, hang động tạo thành một quần thể thiên nhiên đẹp đẽ.

Ở giữa lưng chừng núi, nép mình dưới những rặng cây là một ngôi chùa cổ kính gọi là Cổ Am. Theo những hàng chữ nho khắc trên cột đá trước chính điện thì chùa Cổ Am được xây dựng từ đời vua Minh Mạng thứ 11. Theo trí nhớ của các cụ già: Chùa Cổ Am trước đây có bậc lên xuống bằng đá chẻ (ngày nay vẫn còn sót lại 1 số viên), thượng điện và bái đường tọa lạc ở lưng chừng núi, xung quanh có núi và cây bao bọc tạo thành thế “tả thanh long, hữu bạch hổ, tiền chu tước, hậu huyền vũ” là vị trí lý tưởng của phong thủy. Chùa Cổ Am làm bằng gỗ, mái lợp ngói vảy, trong chùa trước đây có rất nhiều tượng Phật bằng gỗ rất đẹp và một số sắc phong.

Như vậy, từ rất lâu người dân Diễn Châu đã nhận thức sâu sắc về đạo Phật “Một tôn giáo cao đẹp nhất toàn cầu”. Cho nên, người xưa xây chùa Cổ Am là để truyền bá nền văn hóa tâm linh của đạo Phật đến với cộng đồng dân cư, giáo dục con người hoàn thiện cả về chân, thiện, mỹ.

Loading...

Trải qua nhiều thời gian, đất nước này đã có nhiều biến cố lịch sử, với tên bay đạn lạc, chiến tranh nhưng tại đây vẫn ít bị ảnh hưởng, phải chăng nhờ có ngôi chùa với tiếng tụng kinh, niệm Phật đã mang đến sự bình yên cho mảnh đất Diễn Châu này.

Hiện trạng chùa Cổ Am

Trải qua nhiều năm, đất nước này đã có nhiều biến cố lịch sử, với tên bay đạn lạc, chiến tranh, chùa Cổ Am đã bị hư hỏng nặng, chỉ còn lại những dấu tích nguyên trạng của phần móng, các bộ phận kiến trúc đổ vỡ và một số hiện vật như: bia đá, lư hương đá, chuông đồng…thậm chí đường lên xuống cũng bị xói lở và cây che phủ. Mặc dù, cán bộ và nhân dân trong vùng đã sửa chữa 2 lần vào năm 1998 và 2008, nhưng do kinh phí còn hạn hẹp nên chưa thể phục dựng được chùa đúng quy mô vốn có.

Loading...