Trong thế kỷ trước, tuy khoa học đã có nhiều phát hiện và hiểu biết hơn về thuật thôi miên thế nhưng hiện tượng này vẫn đang ẩn chứa nhiều điều bí ẩn. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem khoa học đã khám phá được những gì về thuật thôi miên nhé!

Thôi miên là gì?

Thôi miên được hiểu là trạng thái thay đổi của nhận thức khi đối tượng trở nên hoàn toàn thư giãn và mất hết mọi mối liên hệ với thế giới bên ngoài và chìm vào thế giới tâm linh huyền bí như thể họ đang xem một bộ phim cực kỳ lôi cuốn.

Vì sao có thể thôi miên người khác?

Muốn thôi miên người khác không phải là chuyện quá khó khăn, nhưng muốn kiểm soát độ sâu thôi miên thì chắc chắn không phải là chuyện dễ dàng, ứng dụng thôi miên vào điều trị không đơn giản như người ta nghĩ là chỉ cần đưa thân chủ vào trạng thái thôi miên thì có thể tùy ý đưa vào hoặc lấy ra một phần kí ức của họ.  Chúng ta phải biết rằng thôi miên người khác là một quá trình tuần hoàn phản hồi và đây cũng là một quá trình sáng tạo nghệ thuật bằng trải nghiệm. Nhà thôi miên có thể phát huy tự do và ứng dụng những phương pháp dìu dắt khác nhau. Trong quá trình thôi miên thì bản thân nhà thôi miên cần kiên nhẫn và nghị lực, thất bại trong thôi miên không phải là thân chủ không có phản ứng mà là nhà thôi miên bỏ cuộc.

Những đặc điểm khi bị thôi miên

Một trong những đặc điểm được biết đến phổ biến nhất ở người bị thôi miên là đôi mắt mở rộng với cái nhìn đờ đẫn. Cách nhìn chằm chằm và đờ đẫn là những thay đổi có thể đo lường được một cách khách quan trong quá trình diễn ra phản xạ vô thức của mắt đay là dấu hiệu mà những người nếu không bị thôi miên thì không tài nào bắt chước được. Theo đó sự thôi miên có thể không còn được coi là hình ảnh tinh thần diễn ra trong một trạng thái hoàn toàn bình thường của ý thức nữa.

Phật giáo nhìn nhận như thế nào về hiện tượng này?

Phật Giáo cho rằng thôi miên giống như là trạng thái của sự gia tăng tình trạng ám thị được kèm theo bởi sự tập trung của một người vào một ý tưởng hoặc một con người nhất định. Năng lực của thôi miên vì thế không nằm ở trong tay nhà thôi miên mà là ở người bị thôi miên hay nói một cách cụ thể hơn nó phát xuất từ tâm của người bị thôi miên và được phát khởi khi nhà thôi miên học với kỹ thuật đặc biệt có thể đưa người bị thôi miên đi vào giấc ngủ nhân tạo. Nhưng điều kỳ lạ là trong giấc ngủ này thì bản thân người bị thôi miên sẽ trôi ngược trở lại những tiền kiếp xa xưa của chính mình và từ đó giúp nhà thôi miên trị liệu khám phá, giải mã những bí ẩn đã gây ra căn bệnh của mình trong kiếp sống hiện tại. Thôi miên trị liệu pháp không những có khả năng dẫn dắt con người trở về quá khứ mà còn có khả năng đưa con người vượt thời gian đi vào tương lai. Quá khứ và tương lai như thế đều hiện bày trong mỗi con người. Tất cả chi đều do tâm tạo. Có thể nói rằng chỉ có những đấng giác ngộ mới có cái nhìn xuyên suốt vào lớp sóng trùng trùng duyên khởi đó và xoá tan đi tất cả những đám mây mờ cho chân lý hiện bày. Thế nên ta đành phải tạm chấp nhận khoa thôi miên học như là một trong những phương tiện thiện xảo để đi vào ngưỡng cửa của tâm.

Loading...

Góc nhìn của các nhà khoa học ra sao?

Thôi miên không phải tà thuật, mà đó là bí kíp thao túng não bộ

Thôi miên không phải tà thuật, mà đó là bí kíp thao túng não bộ có căn cứ khoa học. Nói như các nhà tâm thần học thì thôi miên là trạng thái tinh thần khi con người có được sự tập trung, trí tưởng tượng và thư giãn ở mức cao độ. Đó cũng là lúc tiềm thức thay thế ý thức để điều khiển hành vi của chúng ta. Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh được rằng dù ít dù nhiều con người ai cũng có khả năng thôi miên người khác. Song ở chiều ngược lại, không phải ai cũng dễ bị thôi miên.

Thôi miên tiền thân của phân tâm học

Vào cuối thế kỷ 19 thuật thôi miên lại làm dư luận lên cơn sốt vì hiệu quả của nó trong điều trị bệnh rối loạn tâm thần. Nhiều nhà khoa học còn nhận thấy thôi miên không thể áp dụng chung. Mặt khác, mối quan hệ hình thành trong quá trình thôi miên dễ dẫn đến quan hệ tình dục một điều cấm kỵ trong quan hệ thày thuốc bệnh nhân.

Các nhà tâm lý học Tây phương giải thích thuật thôi miên trên lý luận phân tích thần kinh học

Theo đà tiến hóa của xã hội, tâm lý học và sinh lý học phát triển thì con người nhận thức về tâm chính xác hơn và hiểu rằng chỉ với một chuyên ngành thì không thể tìm hiểu hết về tâm chúng ta phải ở trên lập trường hiện đại cao nhất mới giải thích được thuật thôi miên và hiện tượng thôi miên một cách tương đối sự quan hệ của tâm với sinh lý tâm lý và nhiều phương diện khác. Hiện tượng tâm lý của con người còn được gọi là hiện tượng tinh thần. Con người tiếp xúc với sự vật thông qua các giác quan gọi là cảm giác. Hình tượng của sự vật còn lưu lại trong não được gọi là biểu tượng. Từ việc nhận thức sự vật, hiện tượng thông qua kinh nghiệm và kiến thức đã học hỏi được chúng ta bắt đầu phán đoán  và suy nghĩ  về nó hiện tượng này gọi là tư duy cảm giác. Trí giác, ký ức hay tư duy là những hoạt động tâm lý đều là để nhận thức về thế giới. Khi con người đang tỉnh táo cũng không thể cảm tri được tất cả sự vật quanh mình cùng một lúc. Chỉ khi nào chúng ta chú ý vào vật nào thì mới cảm tri về vật đó vì thế có thể nói chú ý là đặc tính hoạt động đồng thời và liên kết với mọi hoạt động tâm lý. Khi con người tiếp xúc và nhận thức sự vật, hiện tượng thì đều có sự tham gia của các loại kinh nghiệm hay thể nghiệm.

Thôi miên là một trạng thái hoàn toàn tự nhiên

Thôi miên không hề nguy hiểm và nó có thể dễ dàng thực hiện được ở mỗi người. Vì thôi miên là một trạng thái hoàn toàn tự nhiên nên bản thân thôi miên trị liệu cũng cho cảm giác rất quen thuộc mà chúng ta sẽ không cảm thấy bị thôi miên. Càng ở trạng thái thôi miên sâu bao nhiêu thì ta càng cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn bấy nhiêu. Trong liệu pháp thôi miên, khả năng thôi miên tự nhiêu và sự tiếp xúc trực tiếp với tiềm thức thông qua thôi miên sâu sẽ được sử dụng với mục đích giải quyết những vấn đề cũng như chữa khỏi những bệnh tật đã bị mắc phải. Nhiều người có những ý nghĩ kỳ quặc về thuật thôi miên. Chẳng hạn họ cho rằng một người đã bị thôi miên rồi thì không thể tỉnh lại được, hoặc là có thể bị sai khiến làm những việc không tốt có hại. Nhưng đó đều là những suy nghĩ không đúng.

Mối quan hệ của thôi miên với tôn giáo và chính trị

Từ khi thuật thôi miên ra đời nó đã có mối liên quan mật thiết đến tôn giáo và chính trị. Các nhà chính trị, tôn giáo hay những con người bình thường đều có nhu cầu sử dụng thuật thôi miên. Để việc sử dụng có hiệu quả nhất thì có những người đã tăng hiệu lực và phức tạp hóa thuật thôi miên làm cho nó ngày càng bị mê tín, thần bí hay ma lực hóa. Chính vì thế trong thời cổ đại thì thuật thôi miên luôn bị xem là một loại tà thuật. Đến ngày nay khi khoa học kỹ thuật phát triển, con người đã dùng con mắt khoa học để nhìn nó. Các nhà tâm lý học đã cố gắng tìm hiểu và cuối cùng hiểu được bản chất thực sự của thuật thôi miên và phát hiện ra giá trị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống thực tiễn bắt đầu ứng dụng nó vào việc phục vụ con người trong nhiều lĩnh vực.

Thuật thôi miên đôi lúc vẫn có những tác hại nguy hiểm đó là do người ta chưa được huấn luyện. Vì trong một số trường hợp, thuật thôi miên có thể gây tổn hại đối với tính cách của người bị thôi miên.Thế nhưng, ngày nay người ta vẫn dùng thuật thôi miên để điều trị một số bệnh. Trong phẫu thuật răng nếu dùng thôi miên có thể làm bệnh nhân bớt cảm giác đau đớn. Trong phẫu thuật ngoại khoa và trong điều trị tâm lý con người cũng dùng đến thôi miên. Các nhà tâm thần học cho rằng các bài tập thả lỏng và tập trung cao độ trong thôi miên làm cho ý thức lắng xuống giúp con người thoải mái hơn. Ở trạng thái này, ý thức vẫn tồn tại nhưng đứng lùi về sau để nhường chỗ cho tiềm thức phát huy sức mạnh của mình. Điều này cho phép cả nhà thôi miên và bạn tiếp cận và làm việc trực tiếp với tiềm thức. Lý giải trên đã được chấp nhận rộng rãi trong giới tâm thần học, vì nó có thể giải thích được hầu hết các đặc điểm của trạng thái thôi miên.

Loading...