Từ xưa đến nay có rất nhiều nhà nghiên cứu chuyên nghiệp hay nghiệp dư muốn tìm hiểu về hiện tượng tâm linh, đã đi sâu vào nơi mà họ cho là trung tâm của các sự kiện huyền bí, để có thể chứng kiến tận mắt những hiện tượng lạ lùng không thể nào giải thích được…

Tây Tạng nơi tâm linh huyền bí
Tây Tạng nơi tâm linh huyền bí

Khám phá

Một người phụ nữ, một nữ văn sĩ tên là Alexandra David Neel đã đơn phương độc mã trèo đèo vượt núi để vào xứ sở của “đỉnh trời” chính là xứ Tây Tạng không ngoài mục đích tìm hiểu tận nơi những gì thuộc lãnh vực siêu linh huyền bí. Nhờ đó mà thế giới mới biết được những cuộc sống lạ lùng của các vị Lạt Ma Tây Tạng, nhất đó là biết về những năng lực tâm linh kỳ bí của các vị sư sống trong hang động, nơi mà “Trời” và “Đất” gần như giao hòa với nhau thành một thể.

Điểm đáng nhắc đến rất đặc biệt là nơi đây các vị sư đều có khả năng nhận thức rất cao, họ có thể hiểu nhau thông qua không gian hơn là biểu lộ bằng lời nói, hành động. Những vị này còn có khả năng phân tích vầng màu sắc tỏa ra từ đầu để từ đó biết được ý tưởng tốt hay xấu mà người đó dự định. Đây chính là nguồn năng lực của con mắt thứ ba được nhiều tài liệu nhắc tới với tên gọi là “Huệ nhãn” hay “Thần nhãn”.

 

Khai mở “Huệ nhãn”

Những khám phá mới nhất gần đây (1996) từ một số nhà khoa học đã cho biết trong não người có một tuyến tuy rất nhỏ, nó chỉ bằng hạt đậu xanh nhưng nhiệm vụ của tuyến này thật sự rất kỳ diệu, chỉ tiết ra loại nhân hóa tố đặc biệt với lượng rất nhỏ trong trường hợp khi con người đang chú tâm cầu nguyện thành tâm, hay vào các giai đoạn khi con người ở tình trạng thập tử nhất sinh, nguy biến. Cái tuyến lạ lùng đó gọi là tuyến Tùng quả (Pineal gland). Khi phân hóa tố của tuyến này đi vào máu thì cơ thể sẽ có những phản ứng kỳ diệu bất ngờ xảy ra mà lúc bình thường không hề có được. Các nhà sinh vật học còn khám phá ra rằng tuyến Pineal gland còn có liên quan tới một bộ phận mà người Tây Tạng gọi đó là con mắt thứ ba.

Loading...

Chỉ những ai vứt bỏ lòng tham luyến sân si mê mờ và quyết tâm giữ lòng trong sạch, tu trì thì mới có được Huệ nhãn. Chính phần lớn các vị Đại sư Tây Tạng, những người ẩn cư ở nơi vùng núi cao tuyết giá hay ở trong các Đạo viện thâm nghiêm là có thể có được nguồn năng lượng “thượng thừa” ấy mà thôi. Nhưng theo các vị Đại sư thì không phải là tất cả các vị chân tu Tây Tạng đều có Thần nhãn hay là Huệ nhãn như ta tưởng, bởi vì muốn có được Thần nhãn thì ngoài việc hội đủ các điểm cần yếu như đã nói ở trên, còn phải có Thần lực đặc biệt kết hợp cùng với các pháp môn tu luyện cao siêu thì mới được.

Tại Tây Tạng, nhiều Đạo viện thường có các buổi thực tập về phép chuyển di tư tưởng giữa các hàng đệ tử ở trong giai đoạn tu luyện các phép thần thông. Phương cách tập thật sự rất khoa học, lúc đầu hai người đệ tử được ngồi cạnh nhau để chuyển tư tưởng cho nhau. Và khi bắt được tư tưởng của nhau rồi thì khoảng cách tĩnh được tạo giữa hai người này sẽ ở một vị trí xa hơn.

Cứ thế mà dần dần về lâu về dài mà họ có thể đạt tới khả năng truyền tư tưởng cho nhau qua một khoảng cách rất xa: hoặc từ đạo viện này cho đến đạo viện khác, từ hang động này cho đến hang động khác. Theo bà Alexandra David Neel thì núi Hy Mã Lạp Sơn tuyết phủ im lìm hoang vắng nhưng đó lại là nơi các nguồn tư tưởng của các vị ẩn tu được giăng bủa khắp nơi nơi…

Loading...