Tình yêu và hôn nhân là duyên phận của con người, nó trở nên tốt đẹp hay không tùy thuộc vào người tạo dựng nên nó. Đức Phật không hề bác bỏ vấn đề nam nữ yêu nhau nhưng Ngài dạy từ lúc yêu thương đến lúc chung sống thì phải phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội và đạo lí làm người.

Hôn nhân là gì?

Hôn nhân là một quy ước xã hội, một thể chế được tạo nên bởi con người vì sự thiết thực và hạnh phúc. Đức Phật không đặt quy tắc về cuộc sống hôn nhân nhưng đã đưa ra lời khuyên cần thiết để có một cuộc sống hạnh phúc. Trong kinh Đại Bảo Tích nhận định nếu một người đàn ông có thể tìm được một người vợ, người phụ nữ thích hợp và hiểu biết thì đó thực sự là một điều may mắn. Như vậy các quan điểm của Phật Giáo về hôn nhân rất tự do, và được quyết định về quyền riêng tư, cá nhân mà không phải nhiệm vụ tôn giáo.

Quan điểm hôn nhân của Đức Phật.

Như vậy Đức Phật không bác bỏ vấn đề hôn nhân, gia đình mà còn đề xướng hôn nhân dựa trên sự tìm hiểu lẫn nhau.Tuy nhiên việc lập gia đình phải được xem như tiến trình của đời sống Phật Tử tại gia và coi đây như cơ hội tốt để thực hành những điều tu tập.

Tăng Ni và vấn đề về nghi thức kết hôn.

Từ xưa đã không có nghi thức làm lễ cho việc kết hôn trong giáo điển Phật giáo. Chư Tăng thường tránh né không tham dự vào nghi thức cưới hỏi. Cuộc sống hôn nhân được xem như một phần của tiến trình sanh, lão, bệnh, tử. Dù vậy việc chư Tăng được mời đi lễ cưới cũng là chuyện rất thường. Tuy nhiên họ không nên giữ bất cứ vai trò nào trong nghi thức cưới hỏi và phải luôn nhớ rằng việc cưới hỏi là việc của thế tục nên phải thực hiện bởi người thế tục.

Lễ cưới theo kiểu Phật Giáo .

Trong phật giáo có nghi lễ kết hôn tại chùa và là lễ Hằng Thuận, đây là một lễ cưới được tổ chức theo nghi lễ phật giáo

Loading...

Nghi lễ được tổ chức giống như lễ cưới thông thường, chủ hôn là Hòa thượng hay Chư Tăng được mời tới dự lễ, chư vị Hòa thượng sẽ đứng ở phía khán đài. Khi buổi lễ diễn ra tân lang và tân nương sẽ quỳ trước mặt các chư tăng rồi mới tới nghi lễ cưới. Tiếp theo hai người sẽ quỳ trước hình tượng của Đức Phật để phát nguyên và nhận lời ban phước.

Hôn nhân theo lời Phật dạy.

Đời sống hôn nhân hạnh phúc hay đau khổ là hoàn toàn tùy thuộc ở mỗi người. Đức Phật đã không xóa bỏ đời sống hôn nhân ngược lại còn chỉ ra con đường để mọi người tìm được niềm vui trong cuộc sông hôn nhân. Văn hóa tương hợp giữa vợ và chồng là một trong những yếu tố đem lại hạnh phúc cho lứa đôi không đơn giản là nhục dục và lãng mạn mà còn do nhiều vấn đề từ sự thiếu khả năng của người hôn phối trong việc nhận thức những hy sinh trong đời sống gia đình. Như vậy giáo lý Phật giáo cũng nhằm mang lại an vui và hạnh phúc, khuyến khích luân lý tình dục, thỏa mãn tâm lý và phúc lợi vật chất cho cả vợ lẫn chồng.

Khó khăn trong hôn nhân.

Đời sống hiện tại đầy những khó khăn và căng thẳng và nó như là nguyên nhân dẫn đến sự tan vỡ cho nhiều cuộc hôn nhân. Hầu như mỗi ngày chúng ta nghe thấy người ta phàn nàn nhiều hơn là hạnh phúc. Giới trẻ đọc tiểu thuyết trữ tình và xem những phim ảnh lãng mạn cho rằng hôn nhân giống như những luống hoa màu hồng. Điều đáng buồn là hôn nhân không dịu ngọt như người ta nghĩ và phải nhớ khi chúng ta lập gia đình là phải đương đầu với khó khăn và trách nhiệm mà từ trước tới nay ta chưa bao giờ nghĩ tới. Con người thường nghĩ bổn phận của mỗi người là lập gia đình và hôn nhân như là biến chuyển trọng đại trong đời. Tuy nhiên để cuộc sống hôn nhân tốt đẹp đôi lứa phải giảm bớt xung khắc để sống hòa thuận với nhau.

Bổn phận, nghĩa vụ và quyền lợi trong hôn nhân.

Đức Phật nhận xét về việc hoàn thành bổn phận và nghĩa vụ trong hôn nhân là việc đáng làm hơn bất cứ sự tranh đấu cho quyền lợi nào. Do vậy Ngài xem đó như những phương tiện hữu hiệu để thiết lập mối quan hệ hôn nhân thành công.

Bổn phận là gì ?

Bổn phận là một ý nguyện tự nhiên và vị tha liên quan đến vai trò của mỗi người trong nhiều mối quan hệ. Như đã giải thích trong kinh Sigalovada, sự chăm lo của cha mẹ với con cái về thực phẩm, sự chăm sóc, quan tâm, thuốc men có thể coi là một thí dụ về bổn phận.

Thế nào là nghĩa vụ ?

Nghĩa vụ cũng được giải thích trong cùng một bản kinh, nó tùy thuộc vào vai trò vị trí của mỗi người trong một mối quan hệ. Bổn phận và nghĩa vụ đều được thắt chặt hơn trong sự kết nối giữa hai con người và cùng mang lại lợi ích cho nhau.

Tính dục và đời sống hôn nhân.

Người phương Tây theo đạo Phật với hy vọng tìm kiếm sự tán thành thái độ phóng khoáng về tự do tính dục, song dường như họ đang thất vọng vì ngược lại với niềm tin của quần chúng Phật giáo thường thận trọng về vấn đề tín dục. Trong hôn nhân tính dục cần được kiểm soát và đặt trong những bối cảnh thích hợp, không nên coi sinh lý như một chất liệu quan trọng nhất cho hạnh phúc và đời sống lứa đôi. Những ai quá tham đắm có thể trở nên nô lệ cho nhục dục và cuối cùng làm hại đến tình yêu và sự tương kính trong hôn nhân. Nhưng trong mọi thứ ta nên điều độ và có lý trí trong việc đòi hỏi ham muốn của mình, cân nhắc tình cảm thân thiết và tính khí lẫn nhau.

Loading...