Hầu đồng thực chất là việc mô tả hiện tượng các vị thần linh giáng nhập vào thanh đồng thông qua các giá và mỗi giá lại có một vị thần linh tương ứng khác nhau. Thông thường các giá được thể hiện theo một quy luật giáng nhất định. Thánh Mẫu giáng trước, sau đó có thể đến Đức Thánh Trần, sau mới là các hàng các Quan, các cô, các cậu. Trong nghi thức hầu đồng ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa tín ngưỡng, do vậy đây được xem là một loại hình sân khấu thiêng liêng.

Hầu đồng thực chất là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, là một quá trình tích hợp các giá trị văn hóa nghệ thuật trong một tín ngưỡng dân gian bản địa. Trong hầu đồng chúng ta có thể nhận thấy một tinh thần yêu nước, việc tôn thờ hình tượng phụ nữ thông qua các Thánh Mẫu cũng như một cái nhìn mang tính vũ trụ học nguyên sơ với trời, đất, nước. Hầu đồng gắn liền với ước mong về một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc và một sức khỏe dồi dào.
Khi thanh đồng thì lúc đó mình đóng vai trò trung gian giữa con người và thần linh, thường được gọi là “cái ghế của thánh”, là nơi để thánh ngự vào.

Nghi lễ hậu đồng, nét đặc sắc văn hóa Việt
Nghi lễ hậu đồng, nét đặc sắc văn hóa Việt

Đạo Mẫu là hướng đến cuộc sống an lành, hết sức đời thường, thực tế mà bất cứ thời đại nào cũng có.Trong nghi lễ hầu đồng, trang phục là dấu hiệu quan trọng để nhận biết các giá đồng ứng với từng vị Thánh. Một giá đồng có trang phục đẹp sẽ giúp người hầu đồng thêm thăng hoa, trình diễn đẹp hơn và khiến người tham dự thêm hưng phấn. Đối với những người đi lễ, lộc được hiểu theo nhiều cách khác nhau là: sức khỏe, tiền tài, làm ăn phát đạt, sự thịnh vượng… do thánh ban. Lễ vật dâng lên Thánh, được Thánh chứng và ban phát cho những người đi lễ cũng gọi là lộc. Người nhận được lộc tin rằng học sẽ gặp may mắn trong cuộc sống. Vì vậy, ai cũng cố gắng xin được càng nhiều lộc càng tốt.

Người muốn “lên đồng” phải thật sự có căn mạng

Việc đầu tiên phải làm lễ đội bát nhang, sau đó tùy theo căn mạng lớn nhỏ mà mở Phủ ra đồng; và cũng tùy vào khả năng mà ra mắt đồng theo dạng tiến căn hay đại đàn. Khi ra mắt đồng phải có đồng thầy làm người đỡ đầu, người dẫn dắt tinh thần từ chứng minh đến dạy dỗ những điều cần thiết khi theo tín ngưỡng thờ Mẫu. Sau này mới được người trong đạo chấp nhận có “căn đồng”.

Thông thường một ông bà đồng một năm phải “lên đồng hầu bóng” ít nhất một vấn (một lần), người có căn Tứ Phủ thường vào tháng ba âm lịch, người có căn Tam Phủ vào tháng tám âm lịch hàng năm, tức những ngày “tháng tám giỗ cha tháng ba tiệc mẹ”.

Loading...

Tín ngưỡng Tam Phủ hay Tứ Phủ mang tính chất như :

– Tam Phủ gồm : 1/- Thiên Phủ (phủ nhà trời), 2/- Nhạc Phủ (phủ coi rừng núi) và 3/- Thoải Phủ (phủ coi về sông, biển, ao hồ, những nơi thuộc về nước).

– Tứ Phủ gồm ba phủ như Tam Phủ cùng với 4/- Địa Phủ (coi về đất đai).

Trong Tam Phủ hay Tứ Phủ, việc thờ tự chính là ba vị Thánh Mẫu gồm Mẫu Thượng Thiên cai quản miền trời, Mẫu Thượng Ngàn trông coi miền rừng núi, Mẫu Thoải cai quản miền sông nước, và Mẫu Địa trông coi đất đai các vùng miền. Tuy nhiên Mẫu Địa được từng vùng, từng địa phương thờ phụng riêng biệt như Bà Chúa Xứ, bà Chúa Ngọc, bà Chúa Kho v.v… còn thờ chính trong các đền điện chỉ có ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu đã nói trên.

Loading...