Điều gì đã làm cho mỗi con người luôn có những điểm khác so với nhiều đồ vật vô tri vô giác và những cỗ máy. Tất nhiên đó như là hệ thống cấu tạo nên cơ thể, cách thức vận hành hay tâm hồn và tất nhiên không thể thiếu đó chính là cảm xúc. Ai trong chúng ta cũng sẽ có một nỗi sợ riêng song ít người biết rằng, thực ra nó luôn tồn tại từ khi con người chưa cất tiếng khóc chào đời. Qua nhiều quá trình tiến hóa hàng triệu năm, bên trong cơ thể chúng ta đã dần hình thành những cấu trúc, bộ phận quy định một số điều mà chính con người chắc chắn sẽ lo sợ.

Khái niệm về sợ hãi

Sự sợ hãi có thể lý giải như nỗi lo sợ quá mức và kéo dài về từng đối tượng, hay những tình huống, hoàn cảnh cụ thể nào đó, và nó khiến người ta tìm cách né tránh những vấn đề hoàn cảnh gây ra nỗi sợ hãi cho chính họ. Nhìn chung, sợ hãi được hình thành từ sự phóng đại sự thật hay suy luận thiếu cơ sở về những thứ mà người ta tiếp thu trong thế giới hiện tượng.

Sợ hãi bắt nguồn từ đâu?

Các thay đổi về phương diện cá nhân cũng có thể là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự sợ hãi. Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự liên hệ giữa độ tuổi với những sợ hãi và sự hiểu biết sâu sắc về nỗi sợ của bản thân. Và vấn đề này tăng lên cùng với tuổi tác. Sợ các loài động vật hay các yếu tố môi trường là những chứng sợ hãi thường rất phổ biến ở trẻ em. Và một số nghiên cứu còn cho thấy rằng chứng sợ động vật ở nữ giới nhiều hơn so với nam, người phụ nữ thường tìm đến các phương pháp chữa trị nhiều hơn. Hay yếu tố văn hóa xã hội cũng được xem như một phần nhỏ trong quá trình hình thành nên các chứng sợ hãi. Một số nghiên cứu cho thấy người Mỹ gốc Phi có nguy cơ bị các chứng sợ hãi cao hơn so với những người da trắng.

Quan điểm của Phật giáo về sự sợ hãi

Theo như Phật giáo việc sợ hãi có thể xem như một loại cảm giác không dễ chịu và ít làm cho chúng ta cảm thấy hài lòng. Hay nói cách khác nó là một dạng của khổ đau. Và nguyên nhân sâu xa của sự sợ hãi chính là do tâm chấp ngã hay nhận thức sai lầm của bản thân con người. Vì chấp ngã cũng như nhận thức và tư duy theo đường hướng sai lầm khiến cho lòng vị kỷ và sân hận càng ngày càng lớn mạnh. Đấy là những chất liệu tiềm tàng cũng như nguyên nhân căn bản gây nên sợ hãi. Tại sao như vậy? Chính vì cuộc sống là vô thường tất cả mọi sự vật hiện tượng trong thế giới này đều không ngừng vận động và biến đổi liên tục. Con người rất khó để có thể kiểm soát và làm chủ hết được trong tất cả các tình huống hay hoàn cảnh sống. Chính vì không làm chủ được và khó để kiểm soát được, lại không hề muốn mất đi những gì người ta quý mến, yêu thích hay những thứ người ta đang sở hữu, và nhất là không muốn bản thân mình bị tổn thương cho nên sợ hãi.

Những nỗi sợ của con người

Sợ phải lãnh đạo

Loading...

Điều này được gây ra chính bởi sự lạm dụng quyền lực trong một cuộc sống quá khứ. Có thể vì điều này họ đã từng gây ra tội lỗi chỉ vì một phút quyết định sai lầm mà dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nào đó.

Bệnh tật

Có thể thấy được một số bệnh, đặc biệt là những căn bệnh y học chưa thể giải đáp đều liên quan nhiều đến vấn đề quan hệ nhân quả từ tiền kiếp nó như những yếu tố góp phần gây ra nỗi sợ của con người.

Nỗi sợ rắn

Trên thực tế nhiều nghiên cứu sinh học về cơ thể người đã chứng minh nhận định, con người có thể sợ rắn từ khi mới cất tiếng khóc chào đời. Hệ quả là trong quá trình tiến hóa thì cơ thể thích nghi bằng hình thức tạo ra nhiều cơ quan giúp chúng ta dễ dàng nhận diện kẻ thù này.

Báo đốm

Chúng là một trong những sát thủ giỏi trong tự nhiên. Với tốc độ rất nhanh thì có thể ví chúng như gã thợ săn giết chết con mồi chỉ đơn giản bằng một cú nhảy vồ. Có lẽ vì vậy mà nó là nỗi khiếp sợ của tổ tiên loài người thời nguyên thủy và nỗi sợ hãi ấy luôn di truyền cho tới tận ngày nay.

Cuộc đời con người chắc chắn luôn trải qua rất nhiều nỗi sợ hãi và rất khó để vượt qua nó. Hầu hết các nó đều có thể hóa giải bằng các liệu pháp tâm lý. Chỉ có một nỗi sợ mà tâm lý học không thể nào hóa giải được, đó là sợ về chết. Một khi thần chết đã gõ cửa thì chắc chắn sinh mạng của chúng ta không thể giữ được. Sự chấp thủ và luyến ái càng nặng thì sẽ thêm sợ cái chết. Vậy nên mỗi người hãy biết sống trọn vẹn từng phút hiện tại và biết quán chiếu về vòng luân hồi của kiếp sống này.

Tuy nhiên nói đến sợ cái chết là do mỗi chúng ta chưa thấm nhuần được sự vo thường của cuộc sống này. Nếu chúng ta hiểu được quy luật đó, thì cái chết nó cũng chỉ là một sự biến đổi trong đời sống của mỗi người và nó cũng là yếu tố cần được chuẩn bị. Nỗi sợ là cái không thể tránh, luôn hiện hữu, quan trọng là mỗi người chế ngự nó ra sao mà thôi.

Loading...