Ngày xưa có 1 cậu học trờ nghèo nhà chỉ có 2 mẹ con sau khi mọi cố gắng đã đỗ vào 1 đại học danh tiếng. Nhưng việc này cũng làm cho cậu và gia đình rất lo về khoản học phí lớn để học. Trong lúc đang lo lắng thì bỗng nhiên ông chú của cậu ta đến nói với 2 mẹ con:

– “Thằng này sẽ làm cha nó mát lòng nơi chín suối. Chỉ có chị sẽ thật vất vả. Từ giờ học phí của nó để em lo!”

Cả 2 mẹ con đều mừng rỡ và thấy có điểm kỳ quái. Mừng vì khoản học phí tốn kém tự nhiên có người lo; kỳ quái vì xưa nay ông chú hết sức lạnh nhạt với bà chị dâu nghèo, giờ sao lại đột ngột hào phóng mở túi ra?

Ông chú cười ha hả giải thích:
– Có câu “tự cứu mình rồi trời cứu”. Trời còn giúp cháu ta, huống hồ ta là chú nó!

Người tự giúp mình và trời giúp có quan hệ gì với nhau? câu nói trên luôn đeo đuổi trong tâm trí cậu học trò và suốt trong quá trình học tập cậu đã đưa ra được cậu trả lời:

Loading...

1. Người thật sự tự cứu mình sẽ làm người khác kính trọng. Khi bất chấp khó khăn, khó khăn phía trước anh ta sẽ tự động lùi bước – việc đó như có thần linh giúp đỡ.
2. Người thật sự tự cứu mình như con đom đóm trong đêm, không chỉ làm sáng bản thân mà còn khiến người khác đánh giá cao. Khi đã đánh giá cao, họ sẽ giúp đỡ bằng nhiều cách – nó giống như vận tốt tới.
3. Mọi người đều tin rằng, một người thực sự tự cứu mình cuối cùng sẽ thành đạt, giúp đỡ một người sau này thành đạt làm họ sung sướng.
4. Nếu người tự cứu mình là người ân nghĩa, anh ta sẽ càng nhận được nhiều giúp đỡ, vì thế khó khăn trước mắt sẽ giảm đi nhiều.

Đáp án của cậu giải thích câu nói mang màu sắc mê tín, nó quả nhiên ứng với bao việc sau này. Thấy cậu nhà nghèo mà vẫn nỗ lực học tập, nhà trường đã giúp cậu bằng rất nhiều cách, đầu tiên là giảm  học phí, sau cấp học bổng, rồi tìm cả việc làm thêm cho cậu. Qua bốn năm đại học, chợt ngoảnh lại, cậu đã một hơi trải qua bao gian khổ, hệt như đêm đã qua và ngày đang dần tới.

Đây là bài học thứ hai trong Bảy bài học khi lập nghiệp

Theo tam quốc @ diễn nghĩa

Loading...