Sinh, lão, bệnh, tử là những điều tất yếu phải có trong một đời người. Tuy nhiên, từ xưa tới nay, ngay từ giờ hấp hối của một con người sẽ phải vĩnh viễn ra đi đã làm cho không khí trong gia đình trở nên trầm lắng xuống với vẻ thiêng liêng. Con cháu ở xa gần được báo tin vội vã trở về, tuy đông đủ nhưng đều im lặng trong nỗi buồn.

Giờ hấp hối
Người đàn ông trong hình ảnh đang hấp hối, đang bước vào cái chết.

Ngày xưa, người nào già yếu tới khi biết mình không thể sông được, hoặc là người nhà nhận thấy tình trạng người bệnh sắp tới lúc qua đời, thì phải cho dời chỗ nằm tới căn nhà giữa, đặt ngoảnh đầu về phương Đông để được sinh khí.

Nếu người sắp chết còn tỉnh táo thì con cháu, phải hỏi xem có căn dặn gì không. Những lời nói quan trọng này của người sắp qua đời được ghi lại trong một quyển gọi là “Di ngôn”, Di chúc”. Một vài người biết mình không còn sông được bao lâu, khi còn chút sức khoẻ tỉnh táo, đã tự tay viết những lời dặn dò, dạy bảo trong cuốn này.

Theo tục lệ xưa, con cháu hỏi xem người bệnh sắp trút hơi thở cuối cùng có tự đặt lấy tên thuỵ, còn gọi là tên hèm tức là tên sau này dùng để khấn khi cúng cơm. Cho nên ta còn goi là tên cúng cơm. Nếu người sắp qua đời ở tình trạng lâm bệnh mê man, không tự đặt lấy tên cúng cơm cho mình thì con cháu tìm đặt tên rồi báo lại cho người ấy biết khi gặp lúc hồi sinh ngắn ngủi.

Cũng trong giờ phút này, con cháu phải lo thay quần áo mới cho người bệnh và bỏ hết quần áo cũ đang mặc đi. Ngày nay, thường thường người ta làm việc này vào lúc sắp tẩm liệm, trong đó có việc lau lại cơ thể người chết bằng rượu hay bằng cồn.

Loading...

Con cháu sau đó phải thay nhau ngồi bên cạnh người bệnh, để chờ giờ phút lâm chung, ghi giữ đúng giờ trút hơi thở cuối cùng và thông báo cho mọi người cùng hay biết. Trong trường hợp người bệnh lịm đi, thì người canh phải lấy bông đặt trước lỗ mũi, hễ bông không động đậy nữa, người canh chừng phải cầm một chiếc đũa đặt ngang miệng người chết để “cài hàm”, cho hai hàm răng khỏi nghiến vào nhau, cỗ lễ ghi rõ là không nên để người quá cố nhắm mắt trên tay người khác phái (nam, nữ), theo quan niệm nam nữ cách biệt thời xưa.

Người canh phải nhớ đúng giờ người chết qua đời, để ghi nhớ, nhưng theo một số tín ngưỡng để còn nhờ thầy tự xem ngày bấm giờ, để biết người qua đời có chết vào giờ lành hay phải ngày trùng tang lại có quỷ tinh ám ảnh gây tai hại. Nếu gặp ngày giờ xấu thì thân nhân phải nhờ thầy tự làm bùa hay có những pháp thuật để tống xuất thần trùng, đánh đuổi quỷ tinh. Lá bùa thì được dán trên áo quan, và cho vào những con ốc chôn ở bốn phía ngôi mộ.

Loading...