Sám hối là thái độ lúc ta phạm phải lỗi lầm, đó là lúc ta ân hận, ăn năn, thực lòng xin lỗi với những gì mình gây nên. Sám hối không đi kèm với ăn năn thì cũng là sai bản chất, không đúng đắn.
Sám hối chân thật chính là lúc ta có sự hối hận trong lòng, cảm thấy day dứt không yên và cần xin lỗi, để về sau không tái phạm lại tội lỗi ấy nữa. Nếu như đó là những tội lỗi được gây ra trước mắt, thì có thể xin lỗi ngay với người đó. Nhưng có những tội lỗi, về sau ta mới nghiệm lại, thấy được nó, đó là những tội lỗi của quá khứ. Vì như ta biết luật nhân quả luôn linh ứng vào bất kỳ lúc nào, những gì ta phải trải qua ngày hôm nay chính là hệ quả của những việc làm trước đây của ta. Kiếp này ta hay ốm đau là do kiếp trước mang tội sát sinh, kiếp này ta hay hao của, không có cuộc sống no đầy là do kiếp trước trộm cắp, buôn gian bán lận….chính vì vậy mà mỗi người có thể tùy theo đó là sám hối cho mình.
Nếu con người thật tâm sám hối, thì ắt đời này có được sự an lành dài lâu. Xám hối là khi họ chỉ biết có phật, hướng đến phật để bày tỏ sự hối hận, ăn năn với những lỗi lầm của mình, tâm không được biến động trong khi sám hối. Bởi một người sám hối mà vẫn nhận thức những sự việc xảy ra ở cạnh mình, thì chứng tr người đó đang không thật tâm sám hối.
Sám hối thân nghiệp trước rồi mới đến khẩu nghiệp. nếu như quá khứ tạo khẩu nghiệp ác, thì hiện thời dù bạn có nói lời hay ý đẹp, giọng nói có dễ nghe, thì người khác cũng không nghe bạn, cũng tránh xa bạn. Nên thay vì dành thời gian phân trần giải thích, con người ta chi bằng hãy dành khoảng thời gian đó để sám hối, tụng kinh niệm phật để có được những giá trị lớn lao hơn.
Khi đã đạt được sự thanh tịnh của thân nghiệp và khẩu nghiệp, sẽ đến lúc con người sám hối về tham – sân – si là những nguồn cơn của tội lỗi. Mọi tội lỗi của con người sinh ra xuất phát từ tâm, nếu thành tâm sám hối sẽ giảm nhẹ và trừ được tội, đưa tâm minh đi đúng hướng cần đi. Nói tóm lại, khi mỗi người chúng ta đã có tâm và thành tâm sám hối, hãy sám hối từ ngoài vào tâm, thân rối từ đó vào sâu trong bản chất mỗi con người. Nếu làm được như vậy, chúng ta sẽ có được tâm hồn thanh tịnh, tâm bất biến giữa cuộc đời, không còn áy náy, bất an, sẽ có được sức cảm hóa người khác, đó mới chính là kết quả cao nhất của sám hối.