Nói về chuông thì ta có thể thấy đây là một loại pháp khí luôn sử dụng riêng ở trong đạo Phật nó được đúc bằng kim loại để có thể phát ra âm thanh vang rền và thanh thoát, thường gọi là đại hồng chung, mang một hình dáng riêng biệt được làm theo các hình tháp hay hình chén rỗng. Trong đạo Phật thì tiếng chuông hay trống là hai trong số nhiều loại pháp khí rất đa dạng, nó đã trở nên vô cùng quen thuộc cũng như gần gũi với truyền thống, văn hóa, tín ngưỡng dân tộc của mọi người dân Việt Nam đối với người theo Phật giáo.

Chuông trống Bát Nhã là một trong những biểu hiện của nét đẹp tâm linh phật giáo, gợi nhắc trong mỗi người sự hướng thiện, cảnh tỉnh, đánh thẳng vào tâm thức của mỗi người.

Hiểu về hai chữ Bát N

Ta có thể thấy rõ Bát Nhã Ba-la-mật như là mầm mống trí tuệ siêu việt, cao tột cũng  như thậm thâm vi diệu vốn sẵn có trong long mỗi người chúng ta nhưng vì bị sự vô minh hay ái dục che mờ nên bản thân con người không tự biết được, chính vì vậy tiếng chuông hay trống là hai thứ tiếng có sức mạnh thúc giục giúp cho chúng ta có thể khai sáng mọi tiềm lực, mở thông trí tuệ, hiện hữu và không hề bị gián đoạn. Tiếng chuông trống Bát Nhã như lời kêu gọi mỗi người biết thức tỉnh, thôi thúc chúng ta biết thắp lên ngọn đuốc trí tuệ soi sáng trên con đường giải thoát.

Chuông trống Bát Nhã

Nó như danh từ dùng để chỉ chuông to, trống lớn. Thật ra cụm từ Chuông trống Bát Nhã dùng để chỉ cách thức đánh chuông và trống theo một bài kệ bát nhã hội. Là một nghi thức hành lễ Phật giáo từ Trung Hoa truyền qua Việt Nam, có lẽ nó xuất phát từ Không Tông, do nghi thức này rất trang trọng nên dần nhiều chùa chiền và các tông phái khác áp dụng theo. 

Ý nghĩa của chuông trống Bát Nhã

Ngoài âm vang của tiếng trống cảnh tỉnh khách trần ra, nó còn chỉ ra một ý nghĩa đặc thù siêu việt. Mục đích là nhằm nhắc nhở con người cần phải trang bị đầy đủ trí huệ sáng suốt. Vì trí huệ luôn là điều quan trọng. Dù hành giả tu bất cứ pháp môn nào, mà thiếu nó thì coi như sự tu mất đi kết quả tốt đẹp. Nếu không có trí huệ sáng suốt để biện biệt chánh tà thì chắc rằng trong khi ứng dụng tu hành bản thân mỗi người dễ bị sai lệch và đi vào con đường tà ngoại. Mỗi tiếng chuông vang vọng luôn đánh động mọi tâm hồn kẻ si mê. Một khi trí tuệ cũng như chánh pháp hòa có thể hòa vào nhau thì sẽ tạo âm vang vào lòng người và thắp lên ngọn nến của sự bình an. Đó cũng chính là lúc con đường giác ngộ của mỗi người được mở thông, sinh trí huệ chăm bón cho hạt giống bồ đề trong tâm thức được tăng trưởng.

Loading...

Cách đánh chuông trống Bát Nhã

Ta có thể đánh chuông và trống theo như  bài kệ bát nhã hội. Về cách thức đánh thì có sự phân biệt giữa các vùng miền, tuy không thống nhất bằng một cách đánh nhưng nó vẫn luôn có chung một ý nghĩa đó là giúp cảnh tỉnh mọi người.

Chuông trống Bát Nhã thường được sử dụng vào dịp nào?

Nó được sử dụng vào những ngày lễ lớn trong năm có thể là ngày sám hối, khóa tu hoặc cung thỉnh các giảng sư hay chư tôn Hòa Thượng. Và mở đầu hoặc kết thúc một quyển kinh, nhưng riêng ở xã hội phong kiến xưa, chuông trống bát nhã còn được đánh những dịp cung đón vua đến thăm hay viếng chùa. Mang công dụng cung thỉnh chư Phật thượng đường chứng minh và đồng thời báo hiệu quý nam nữ Phật tử tập trung về chánh điện hoặc giảng đường,… nhiếp tâm về với chánh niệm.

Tiếng chuông cũng như tiếng trống đó đều là loại pháp khí mang ý nghĩa sâu sắc trong sự tồn tại và phát triển của Phật giáo. Hồi chuông trống vang lên còn ngầm như một lời cảnh tỉnh mọi người nên biết tu hành tìm về nẻo giác. Vì thế chuông trống bát nhã vô cùng quan trọng trong thiền môn mỗi khi ngân vang là lời nhắc nhở cho mỗi người chuẩn bị hành trang trí huệ trên lộ trình giải thoát. Còn cho chúng ta nhớ lại cái bản tâm sẵn có từ trong nhà Phật nhiều phương. Ở mức độ thấp hơn, khi nghe âm thanh của những pháp khí đó, như tiếng trống hay chuông hoặc là gõ mõ thì người nghe phải nhanh chóng hồi tâm thức tỉnh để gắng lo tu niệm. Phải hết lòng siêng năng biết cố gắng để làm lành lánh dữ, không nên gây tạo những nghiệp ác để rồi phải chuốc lấy khổ đau. Cho nên, khi chúng ta đến chùa và nghe những âm thanh như đã nói trên, thì lập tức bản thân mỗi người hãy trở về với chánh niệm. Hay có thể nói rõ hơn là phải luôn thắp sáng ngọn đuốc của sự chánh niệm trong lòng mình. Muốn có trí huệ, tất nhiên mỗi người Phật tử cần phải học cũng như trau dồi bản thân qua 3 môn học Văn, Tư, Tu. Đó chính là ba món huệ học tối thiết yếu mà người con Phật cần phải lưu tâm nỗ lực nghiên tầm. Có như thế bản thân mỗi người mới xứng đáng là người Phật tử chân chính học Phật.

Loading...