Tịnh tâm không những phải loại trừ nộ tâm, tham tâm, dâm tâm, còn phải loại bỏ lòng ích kỷ từ căn bản. Loại bỏ lòng ích kỷ không nhất thiết phải thể hiện đại nhân đại ý ở bên ngoài, đó là làm sạch tâm hồn tự nhiên từ ngoài đến bên trong, trong lòng nghĩ cho người khác, coi sự đau khổ của người khác là sự đau khổ của mình, tự nguyện hy sinh lợi ích bản thân để cho người khác thoát khỏi bể khổ. Đó cũng là những lời mà Phật nói: “Ta không xuống địa ngục thì ai xuống?”

Có một lần pháp sư Chứng Nghiêm từng kể một câu chuyện như thế này:

Vào một buổi sáng, tăng đoàn của Phật đang tụ tập thành các nhóm nói vể thông tin hôm trước nghe thấy ở ngoài. Lúc Phật đi ra, hỏi: “Các vị đang tụ tập nói chuyện gì thế?” thì có một đệ tử trong đó nói: “Trong thành xảy ra một chuyện cảm động.”

Phật nói: “Nói cho ta nghe xem nào! Rốt cuộc là chuyện gì thế?”

Đệ tử kể lại: “Trong rừng hay có người gặp bọn cướp. Mấy hôm trước, có người đi qua đấy, lại có ba tên cướp xông ra, nhưng những người đó nhìn thấy có cướp thì cùng nhau hợp lại chống bọn cướp. Chính vì vậy bọn cướp không cướp được gì phải bỏ chạy, những người nọ đuổi theo bọn cướp vào trong rừng. Bỗng nhiên họ không thấy bọn cướp đâu nữa mà chỉ thấy có ba người nông dân đang làm việc. Họ nghi ngờ bọn cướp hóa trang thành nên bắt ba người nông dân kia đưa đi gặp vua mặc cho ba người nông dân đó giải thích thế nào.”

Loading...

Ba người kia bị bắt chưa lâu thì có một người phụ nữ khóc lóc và đi theo sau để xin gặp họ nhưng thị vệ đẩy ra không cho người phụ nữ đó vào. Sau đó, mấy ngày liền, người phụ nữ đó vừa khóc vừa kêu ở bên ngoài hoàng cung: “Xin hãy cho tôi thứ gì để che thân, xin hãy cho tôi thứ gì để che thân!” Người phụ nữ khóc rất thê thảm, mong người khác cho một thứ gì đó để che thân.

Vua ở trong hoàng cung nghe thấy liền nói: “Người phụ nữ kia lại kêu rồi, các ngươi cứ cho mụ một đồ để che thân đi!”

Thị vệ tuân lệnh đưa cho người phụ nữ một mảnh vải, nhưng người phụ nữ nói: “Tôi cần đồ để che thân, chứ không phải mảnh vải này.”

Thị vệ lại trả mảnh vải cho vua và nói: “Người phụ nữ kia không cần mảnh vải này.”

Vua lấy làm lạ, nói: “Người phụ nữ kia không cần mảnh vải này tại sao lại cứ kêu ở ngoài như vậy? Ngươi đi gọi mụ vào đây cho ta.”

Quốc vương gặp người phụ nữ đó hòi: “Vật người cần để che thân không phải là mảnh vải sao? Tại sao ngươi cứ đứng bên ngoài kêu gào mãi? Rốt cuộc ngươi muốn dùng vật gì để che thân?”

Người phụ nữ trả lời: “Chồng chính là vật che thân của người phụ nữ, một người phụ nữ nếu như không có chồng, sẽ giống như để lộ ra thân thể, cho dù có đeo vàng bạc cũng chỉ giống như người khỏa thân mà thôi!”

Quốc vương hỏi: “Chồng ngươi đâu?”

Người phụ nữ nói: “Chồng tôi mấy hôm trước bị cho là cướp nên bị bắt tới chỗ quốc vương, ông ấy bị oan, chúng tôi an phận thủ thường, là dân lương thiện làm nghề nông nhưng lại bị xem là cướp và bị giam ở đây.”

Quốc vương nói: “Mấy hôm trước bị bắt tới đây ba người, trong ba người đó ai là chồng ngươi? Ngoài chồng ngươi ra những người kia là ai?”

Người phụ nữ đó nói: “Một người là chồng tôi, một người là con trai tôi, còn một người khác nữa là huynh đệ của tôi.”

Vua nói: “Được rồi, trong ba người này cho ngươi chọn một người.”

Người phụ nữ đó không biết làm sao được, rồi nói: “Thế thả huynh đệ tôi đi!”

Vua nói: “Thật kỳ lạ! Vừa nãy ngươi nói là, nếu người phụ nữ không có chồng, cho dù đeo vàng bạc, cũng giống như là một người khỏa thân, bây giờ có ba người cho ngươi chọn, sao ngươi lại chọn huynh đệ? Chồng không quan trọng hơn hay sao?”

Người phụ nữ đó nói: “Vâng ạ, cả cuộc đời của đàn bà đúng là phải trông cậy vào chồng, đàn bà không có chồng đúng là đáng thương. Nhưng bây giờ cho tôi chọn một trong ba người. Tôi nghĩ rằng: nếu không có chồng tôi sẽ rất bi thảm, nhưng huynh đệ là
con yêu của bố mẹ tôi, và bố mẹ tôi đã mất, chỉ để lại huynh đệ tôi, vì muốn báo đáp ân tình của cha mẹ nên tôi chọn huynh đệ; tôi hiểu được lòng cha mẹ đối với con, vì con tôi cũng bị bắt vào đây rồi, lòng tôi cũng rất đau! Tuy bố mẹ đã mất, nhưng tình nghĩa này tồn tại mãi mãi, vì để báo đáp ân tình của bố mẹ, nên tôi phải quý tình cảm với huynh đệ, vì vậy chỉ có thể nhẫn tâm chịu mất đi chồng con, cứu huynh đệ của tôi trước.”

Vua nghe rồi rất cảm động, cảm thấy “tình” của bà rất cao cả, và cũng không tìm được chứng cứ phạm tội, nên thả cho cả ba người kia.

Tin này truyền khắp thành phố, các sư tăng nghe thấy chuyện này cũng cảm thấy rất xúc động, đều tụ tập thảo luận, nên Phật mới hỏi chuyện.

Phật nghe xong rồi nói: “Người phụ nữ này thật là giỏi, bao nhiêu người bị mê hoặc vì “tình”, nhưng người phụ nữ này có thể bỏ đi chỗ dựa của mình là chồng và con, chỉ vì muốn báo đáp ân tình của bố mẹ, lòng lượng thứ bố mẹ này chính là “hiếu”, biết được nên cứu huynh đệ, đó thì là vượt qua “tình”, người phụ nữ kia đúng là giỏi, cũng là vì có được tình trong sáng này, nên mới khiến cho vua cảm động, vì thế huynh đệ, chồng và con đều được tha rồi. Đó chính là nói, nếu “tình” rất trong sáng, phá phạm bi ngã, tình cảm cao cả này sẽ khiến cho người khác cảm động. Con người trong thế gian chỉ biết nghĩ cho bản thân, đó là tình cảm ích kỷ. Nhưng trong câu chuyện này, người phụ nữ biết lượng thứ tâm nguyện của bố mẹ đã mất, thể hiện một tấm lòng bác ái vô tư, đúng là khiến cho người ta cảm động. Các mâu thuẫn, đấu tranh trong thế gian, đa số là bắt đầu từ ích kỷ.”

Thực ra, cả thế giới này là một tổng thể liên qụan phổ biến, những người trong một phạm vi nào đó, những lợi ích liên quan, vinh quang và nhục nhã, “của tôi”, “của bạn” đều không được chia rõ, nhiều lúc, giúp đỡ người khác, đồng thời có ích cho bản thân, làm hại người khác, bản thân cũng không được vui vẻ thật sự. Nếu hiểu được đạo lý này, thì sẽ có thể không chế “ích kỷ” của con người trong một phạm vi nhất định, không đến nỗi vì những lợi ích mà không từ thủ đoạn, làm tổn thương người khác để đem lại lợi ích cho bản thân, đi theo đường tà đạo. Những người bình thường trong thế gian, nếu có thể làm được như vậy thì đúng là đại thiện. Nếu mọi người có thể làm được, coi tất cả người già là bố mẹ của mình, coi những người bằng tuổi nhau là anh chị em, coi những người ít tuổi là con mình, thì đó chính là bác ái của Bồ tát!

Loading...